Tìm thấy loài cây 'quen thuộc' được dùng để xây dựng Vạn Lý Trường Thành
Bí mật tượng động vật 3000 tuổi duy nhất của Việt Nam: Phát hiện ở nơi đáng sợ, là bảo vật quốc gia / Con đường xẻ đôi cao nguyên đẹp ngoạn mục ở thiên đường du lịch, ấn tượng nhưng cũng gây tranh cãi vì một lý do
Theo đó, một nhóm các chuyên gia khảo cổ, đứng đầu là Tiến sĩ Robert Patalano tại khoa Khảo cổ, Viện Địa nhân chủng học Max Planck, đã tiến hành phân tích thực vật từng được sử dụng để xây dựng nhiều đoạn tường và tháp canh của Vạn Lý Trường Thành tại tây bắc Trung Quốc.
Theo nghiên cứu được công bố vào cuối tháng 12/2022 trên tạp chí Nature, việc phân tích vật liệu xây dựng hữu cơ nhằm cung cấp thông tin về điều kiện môi trường và khí hậu cổ đại ở địa phương tại thời điểm xây dựng công trình. Ngoài ra, phương pháp của nhóm các chuyên gia khảo cổ còn giúp đặt nền tảng mới cho các ứng dụng sâu hơn của công nghệ phân tử, hoá sinh học, đặc biệt là đồng vị tiên tiến có liên quan tới các yếu tố như môi trường, thời tiết và khí hậu.
Trên thực tế, thay vì được coi là một công trình xây dựng khổng lồ được xây trong một lần, Vạn Lý Trường Thành lại được 9 triều đại ở Trung Quốc xây dựng, sửa chữa và cải tạo trong suốt 2.300 năm.
Đặc biệt, nghiên cứu mới này cũng cung cấp thêm về bằng chứng để chứng minh một số đoạn tường thành được xây và sau đó chỉnh sửa, sửa chữa. Trong số đó, có vài đoạn tường thành và pháo đài có niên đại từ thời Chiến Quốc (475 TCN – 221 TCN). Theo đó, các đoạn tường này được xây dựng bằng loài cây sậy có sẵn tại địa phương cùng với các mẩu gỗ và trộn cùng với đất nện, sỏi.
Nhóm nghiên cứu cũng đặc biệt tiến hành phân tích về mẫu vật hạt sậy. Đây là loài cây cỏ sậy lớn thường mọc ở các vùng đầm lầy thuộc khu vực ôn đới và nhiệt đới trên khắp thế giới. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thực hiện so sánh loài sậy cổ đại ở bên trong Vạn Lý Trường Thành với các chủng cây hiện đại tại Cam Túc, Tân Cương thông qua việc kết hợp kỹ thuật sắc ký và phân tích đồng vị.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng nhiều kỹ thuật khác, chẳng hạn như phân tích mật độ và phân bố chất béo, đồng vị carbon và nitrogen, hệ thống sắc ký khí – quang phổ khối (Py-GC-MS).
Với kỹ thuật quét như kính hiển vi điện tử, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, phần lớn mẫu vật sậy cổ đại ở trong trạng thái bảo quản hoàn hảo.
Thông qua việc phân tích các mẫu vật tại Vạn Lý Trường Thành, các nhà nhiên cứu cũng có thể tìm hiểu, theo dõi về những thay đổi khí hậu và môi trường trong lịch sử dọc theo rìa phía đông của lưu vực Tarim trong triều đại nhà Hán (vào năm 170 TCN). Các chuyên gia phát hiện ra có những thay đổi lớn về mặt thuỷ văn vì biến đổi khí hậu ở trong vùng chỉ xảy ra sau thời nhà Tống (năm 1160).
Theo các nhà khoa học, bằng cách nghiên cứu thực vật bị chôn vùi trong những lớp đất cổ, có thể giúp các chúng ta hiểu sâu hơn về điều kiện môi trường tại những địa điểm lịch sử dọc theo công trình Vạn Lý Trường Thành. Những thông tin về nguyên nhân, tỷ lệ, thời gian của các thay đổi thuỷ văn ở thời Trung Quốc cổ đại giờ đây cũng rõ ràng hơn nhiều, nhờ phân tích các mẫu vật.
Ngoài ra, việc sử dụng những kỹ thuật phân tích mới trên cũng có thể được áp dụng ở bất kỳ địa điểm khảo cổ nào và tại bất cứ đâu trên thế giới. Những kỹ thuật này sẽ giúp tiết lộ bằng chứng mới không chỉ về nguồn gốc mà còn là sự đa dạng của vật liệu xây dựng từng được sử dụng trong những công trình cổ đại.
Vạn Lý Trường Thành – công trình trọng yếu trong quá khứVạn Lý Trường Thành được coi là một trong những công trình kỳ vĩ nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Ngoài ra, đây còn được coi là công trình có vai trò trọng yếu trong lịch sử Trung Quốc.
Bởi nhờ có Vạn Lý Trường Thành mà không ít lần những cư dân thời xa xưa thoát khỏi những cuộc tấn công và xâm chiếm từ các đại quân hùng mạnh của người Mông Cổ, người Hung Nô và một vài bộ tộc du mục khác.
Những viên gạch đầu tiên đặt tại Vạn Lý Trường Thành được cho là từ thời Xuân Thu – Chiến Quốc (770 TCN – 221 TCN). Tuy nhiên, đến thời nhà Tần, sau khi thống nhất Trung Hoa, hoàng đế Tần Thuỷ Hoàng đã cho nối lại tường thành cũ tại các nước và xây thêm trường thành, để ngăn chặn người Hung Nô xâm lấn.
Cho tới ngày nay, phần di tích còn lại của Vạn Lý Trường Thành chủ yếu được xây dựng dưới thời nhà Minh. Đây là triều đại đã xây dựng và tiến hành tu sửa công trình khổng lồ này trong suốt hơn 200 năm.
Vào năm 1987, Vạn Lý Trường Thành được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo National Geographic, dù có tổng chiều dài ước tính hàng ngàn dặm, nhưng đến nay, khoảng 30% diện tích của trường thành đã bị sụp đổ, cũng như xuống cấp theo thời gian do tác động của các điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và ý thức của con người.
Video: Khám phá đoạn đường ‘bậc thanh lên thiên đường’ của Vạn Lý Trường Thành. Nguồn: Yang Fang/Tiền phong.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ