Tìm thấy thêm 143 hình vẽ khổng lồ trên cao nguyên Nazca, Peru
Phát hiện lăng mộ hoàng gia Hy Lạp cổ đại chứa nhiều báu vật bằng vàng / Vì sao người Ai Cập cổ đại luôn có mái tóc thơm tho?
Trước đây các nhà khảo cổ đã tìm thấy hơn 800 đường thẳng và 300 hình vẽ khổng lồ, đa phần mô tả các động vật, thực vật. Hình vẽ lớn nhất dài khoảng 370m còn đường thẳng dài nhất đạt tới 48km.
Những hình vẽ này mãi tới năm 1927 mới được phát hiện, khi một phi công bay qua khu vực và nhìn thấy nhiều hình dạng khổng lồ qua cửa sổ máy bay.
Sa mạc Nazca là một trong những vùng khô nhất thế giới với nhiệt độ khoảng 25 độ C. Sa mạc ít có gió khiến các hình vẽ không bị đất cát che phủ cho đến tận ngày nay.
Người ta vẫn luôn thắc mắc ai đã thiết kế và làm nên những hình vẽ này, và vì sao? Làm sao người xưa có thể tạo ra những hình vẽ khổng lồ, chính xác trên mặt đất mà chỉ có thể thấy rõ từ trên cao?
Khu vực này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1994. Vào thời điểm đó, chỉ có 30 hình vẽ được xác định.
Những phát hiện mới trên cao nguyên Nazca
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra những hình vẽ mới nhờ ảnh chụp vệ tinh, phương pháp tạo hình ảnh 3 chiều và có cả sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo; sau đó kết hợp với đi khảo sát thực tế để xác minh. Các hình vẽ mới tìm thấy có kích thước tối đa hơn 100m.
Những hình vẽ chủ yếu được tạo ra bằng cách loại bỏ những viên đá đen bao phủ mặt đất, để lộ ra phần cát trắng hoặc nền đất khác màu bên dưới.
Cách tốt nhất để quan sát các tác phẩm khổng lồ này là từ trên không. Sân bay Pisco có nhiều chuyến bay phục vụ cho nhu cầu này của khách du lịch. Mỗi chuyến bay chỉ chứa được khoảng 10-12 người, trong đó ai cũng được ngồi bên cửa sổ để ngắm cảnh tượng phía dưới.
Nhóm nghiên cứu cũng đã làm việc với IBM Nhật Bản từ năm 2018 đến 2019 để tìm ra các hình vẽ đầu tiên thông qua trí tuệ nhân tạo (AI) tại khu vực này. AI cho phép các nhà nghiên cứu xác định các hình vẽ một cách hiệu quả, vượt trội hơn những phương pháp trước kia – vốn mất nhiều thời gian khi phải nhìn các bức ảnh chụp từ trên không bằng mắt thường, Giáo sư Masato Sakai, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao phân hà mã lại có thể giết chết hàng nghìn con cá mỗi năm? Phân hà mã đáng sợ đến mức nào?
Đảo rắn độc nguy hiểm nhất thế giới, không ai được phép cập bến: Hai bước chân là có 1 con rắn độc!
Cận cảnh 'cầu say rượu' ngoạn mục và độc đáo bậc nhất thế giới tại Na Uy
CLIP: Cầy mangut 'đánh úp' rắn hổ mang và cái kết khiến người xem 'sốc' nặng
CLIP: Hổ cắn chết rồi kéo báo đốm đi trước mặt du khách
CLIP: Khỉ chủ động tấn công rắn hổ mang chúa và cái kết bất ngờ