Tìm thấy “vua gạch” nặng 600kg trong cung điện 2.000 năm tuổi, chuyên gia khẳng định ngay: Công nghệ hiện đại không thể sao chép!
Đi hết những ngôi chùa lên hình đẹp tựa cung điện ở miền Tây / Hoàng gia Anh sở hữu cung điện 775 phòng
Được biết "vua gạch" này có xuất xứ từ một cung điện cổ được tìm thấy tại Quảng Châu vào năm 1995. Cung điện này thuộc quần thể tàn tích cung điện, công trình kiến trúc đá ngầm, vườn thượng uyển của hai thời kỳ nhà Triệu nước Nam Việt cho đến nước Nam Hán thế kỷ 10 tại kinh đô Phiên Ngung.
Hình ảnh của khu quần thể di tích cung điện Phiên Ngung tại Quảng Châu, Trung Quốc. (Ảnh: Sohu)
Di tích này còn có tên gọi là Nam Việt quốc cung thự di chỉ hay còn gọi là cung điện Phiên Ngung. Di chỉ tọa lạc tại vị trí của Công viên thiếu nhi Quảng Châu. Hiện trường khai quật hơn 350m2 chỉ chiếm một góc Đông Nam của công viên. Bộ phận tinh hoa nhất trong cung điện Phiên Ngung vẫn còn ở dưới lòng đất hơn 200.000m2.
Trong khuôn viên cung điện, các nhà khảo cổ tìm thấy vô số gạch ngói được xếp xung quanh các miệng giếng.
Đáng nói, các chuyên gia còn tìm được một viên "vua gạch" với trọng lượng lên tới 600kg, chiều dài và chiều rộng khoảng 1m. Thật khó có thể hình dung được làm thế nào mà người xưa có thể tạo ra một viên gạch ngói khổng lồ như vậy để lợp mái nhà.
Cung điện cổ đã được quây lại để các chuyên gia khai quật. (Ảnh: Sohu)
Sau khi thẩm định, các chuyên gia đã phát hiện ra viên gạch này ẩn chứa một bí ẩn sâu xa. Bởi việc nung những viên gạch lớn như vậy phải cần tới nhiệt độ rất lớn nên người xưa hẳn phải rất khéo léo trong cách sử dụng lửa.
Các nghệ nhân cổ đại, với kỹ thuật cao siêu đã chọc một số lỗ vô cùng nhỏ trên hai mặt của viên gạch để quá trình nung nhiệt độ có thể tỏa ra đồng đều trên từng phần mà không gây biến dạng hay nứt vỡ.
"Vua gạch ngói" này còn lập thêm khá nhiều kỷ lục khác trong giới khảo cổ học.
Thứ nhất là hàm lượng oxit kim loại kiềm trong viên gạch đã vượt quá 14%, đây là hàm lượng lớn nhất trong số các vật liệu xây dựng được tìm thấy. Điều này thực sự là rất hiếm gặp.
Thứ hai, nhiệt độ được sử dụng để nung viên gạch khổng lồ này là rất cao, vượt quá con số 1000 độ C. Thứ ba là sự kết hợp phương pháp oxy hóa không khí đối với gạch ngói đỏ và khử lớp mèn kiềm với màu gạch ngói xanh.
Trong khuôn viên của cung điện cổ, các chuyên gia đã tìm thấy vô số viên gạch ngói có kích thước khủng. (Ảnh: Sohu)
Công nghệ chế tác này khó mô phỏng đến nỗi, các nhà khảo cổ học dù cố gắng thử nghiệm rất nhiều lần, thậm chí có cả sự trợ giúp của công nghệ hiện đại hay thậm chí là giảm bớt kích thước nhưng họ cũng không thể chế tác được viên gạch tương tự như vậy. Quả thực, trí tuệ của người xưa luôn khiến cho thế hệ con cháu chúng ta phải thán phục.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào