Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Vị chính khách duy nhất của Việt Nam có tên được đặt cho con phố ở Ukraine, là chiến hữu với Bác Hồ / Nhà thơ nổi tiếng 26 tuổi đã làm Bộ trưởng, là người ký Nghị định thành lập Học viện An ninh nhân dân
Trong lịch sử, Việt Nam đã trải qua nhiều lần điều chỉnh địa giới hành chính, từ 72 đơn vị năm 1975 xuống còn 38, sau đó tăng dần lên 63 đơn vị từ năm 2008 và duy trì đến nay. Tuy nhiên, một điểm đặc biệt là tỉnh Thái Bình chưa bao giờ bị chia tách hay sáp nhập, giữ nguyên ranh giới kể từ khi được thành lập vào năm 1890. Thêm vào đó, cái tên Thái Bình cũng được giữ nguyên vẹn trong suốt 135 năm qua.
>> Xem thêm: Tỉnh duy nhất Việt Nam có 2 sân bay dân sự cùng hoạt động
Thái Bình là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, có diện tích 1.586,3 km², thuộc nhóm 10 tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước. Tỉnh có dân số khoảng 1,87 triệu người và được bao bọc bởi ba con sông lớn là sông Hồng (phía Tây và Tây Nam), sông Luộc (phía Bắc) và sông Hóa (phía Đông).
>> Xem thêm: Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận

Với đặc điểm địa hình hoàn toàn đồng bằng, không có đồi núi, Thái Bình là vùng đất trù phú, được phù sa của sông Hồng và hệ thống sông ngòi chằng chịt bồi đắp. Điều này khiến tỉnh có vị thế đặc biệt, như một “hòn đảo nổi” giữa các dòng sông.
>> Xem thêm: Loại cây được công nhận là 'Cây di sản Việt Nam': Mọc trên độ cao 1200m, cả nước chỉ còn rất ít
Tỉnh Thái Bình được thành lập ngày 21/3/1890 dưới thời Pháp thuộc, bao gồm 10 huyện ban đầu. Đến năm 1894, tỉnh được mở rộng với hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà từ Hưng Yên. Sau Cách mạng tháng 8/1945, hệ thống hành chính thay đổi, bỏ cấp tổng, đổi phủ thành huyện, nâng tổng số huyện lên 12.
>> Xem thêm: Cây trôi cổ thụ gần 800 tuổi được công nhận là cây di sản Việt Nam: Tán cây rộng 1.000m2, 4 người ôm không hết
Lần thay đổi địa giới lớn nhất diễn ra vào 17/6/1969, khi Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất một số huyện, từ 12 huyện xuống còn 7. Năm 1982 và 1986, một số xã của huyện Vũ Thư được sáp nhập vào thị xã Thái Bình (nay là TP. Thái Bình).
>> Xem thêm: Top những vũ khí thô sơ, tự tạo của người Việt Nam từng khiến kẻ thù nào cũng phải khiếp sợ

Dù Việt Nam trải qua nhiều đợt điều chỉnh địa giới hành chính, Thái Bình vẫn giữ nguyên đơn vị cấp tỉnh từ khi thành lập đến nay, không bị sáp nhập với tỉnh khác hay chia tách. Đây là một nét rất đặc biệt của tỉnh này.
>> Xem thêm: Danh tính vị tiến sĩ đầu tiên là ‘ông tổ’ của ngành thuốc Nam, bị vua Trần ‘cống nạp’ cho nhà Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất

Con trăn lớn nhất thế giới từng được phát hiện có kích thước bao nhiêu?
Tỉnh đặc biệt của Việt Nam 135 năm vẫn giữ nguyên tên, chưa từng tách, nhập tỉnh bao giờ
Vào ngày tang lễ của Bao Công, vì sao phải dùng 21 chiếc quan tài đưa ra khỏi 7 cổng thành? Bí mật phía sau khiến hậu thế phải ngạc nhiên
Thường ăn thịt và uống rượu mỗi ngày, tại sao người Tây Tạng hiếm khi mắc bệnh 'tam cao'?
Địa phương duy nhất của Việt Nam lên thành phố rồi trở thành quận

Trên tai chú chó có những cục màu vàng, người chủ lúc đầu tưởng đó là ráy tai, nhìn kỹ lại sợ toát mồ hôi hột