Tỉnh nào đang có nhiều nhà máy thủy điện nhất Việt Nam? Nước ta hiện có bao nhiêu nhà máy thủy điện?
'Lạc lối' vào huyền thoại giữa lòng hồ thủy điện Tuyên Quang / Đưa vào sử dụng hơn 10 năm, vì sao đập thủy điện lớn nhất thế giới chưa bao giờ hoạt động hết công suất?
Do vị trí địa lý của Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều, nên đất nước ta có nguồn tài nguyên thủy năng tương đối lớn. Phân bố địa hình trải dài từ Bắc vào Nam với bờ biển hơn 3400 km cùng với sự thay đổi cao độ từ hơn 3100 m cho đến độ cao mặt biển đã tạo ra nguồn thế năng to lớn do chênh lệch địa hình tạo ra.
Đó cũng là một trong những lý do nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng ở Việt Nam. Nhiệm vụ của chúng không chỉ là cung cấp điện mà còn để cắt, chống lũ cho hạ du trong mùa mưa bão, cung cấp nước phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt trong mùa khô.
Tổng công suất thủy điện của Việt Nam khoảng 35.000 MW. Trong đó 60% tập trung ở miền Bắc, 27% phân bố ở miền Trung, 13% thuộc miền Nam. Ở nước ta, Quảng Nam là tỉnh có nhiều nhà máy thủy điện lớn nhất với 62 dự án, tổng công suất lên đến 1.601 MW.
Ngành công nghiệp thủy điện Việt Nam được đánh giá là phát triển nhanh, mạnh chưa từng có. Theo Tạp chí Năng Lượng Việt Nam (bài viết hồi tháng 2/2023), tính đến cuối năm 2020, có 94 công trình thủy điện với qui mô công suất từ 30 MW – 2.400 MW (tổng 17.544 MW) và 365 nhà máy thủy điện nhỏ có công suất dưới 30 MW (với tổng công suất 3.887 MW), 170 nhà máy nhỏ tiếp tục được xây dựng. Như vậy, tổng công suất thủy điện của nước ta đến cuối năm 2022 đạt 22.544 MW (gồm cả thủy điện nhỏ), chiếm 29% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
Tuy nhiên, việc xây dựng thủy điện cũng đặt ra nhiều thách thức, bất cập như: Tác động lớn đến môi trường, xã hội; chi phí lớn, thời gian thi công dài; quản lý bền vững tài nguyên nước….
End of content
Không có tin nào tiếp theo