Tịnh thân để trở thành thái giám là việc tàn ác vô nhân đạo, tại sao trong hoàng cung xưa vẫn tuyển nhiều thái giám mà không thể chỉ có cung nữ?
Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: Vì sao cung nữ, thái giám không dám ăn đồ thừa của Hoàng đế? / Giải mã bí ẩn Tử Cấm Thành: 3000 người bị giết vì mối tình phi tần - thái giám trong cung
Nhắc đến nghề thái giám trong lịch sử, thì không chỉ riêng cung đình Trung Quốc mới có mà ở các quốc gia khác cũng có những người như thế.
Song nói về văn hóa thái giám thì có lẽ nó tồn tại lâu nhất trong lịch sử cung đình Trung Hoa. Nhưng thế hệ sau này vẫn chưa thực sự có cái nhìn tốt đẹp về những nhân vật thái giám này.
Suy cho cùng, ngay từ vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc là Tần Thủy Hoàng, bên cạnh đã có thái giám Triệu Cao, mà trong lịch sử Trung Hoa quả thực là đã xảy ra rất nhiều lần việc thái giám chuyên quyền, khống chế triều chính. Nói tóm lại, thái giám trong mắt người đời giống như là sự tồn tại quái dị.
Đặc biệt là hành vi tịnh thân cho thái giám (hay còn gọi là thiến) luôn bị cho là một hành vi tàn ác, vô nhân đạo, mà lí do phải thực hiện phương thức cực đoan này chính là để bảo vệ cho hoàng quyền tối cao của Hoàng đế không bị giẫm đạp, coi thường và sự trung thành tuyệt đối của toàn bộ hậu cung phi tần với hoàng đế.
Cho nên, hậu cung không cho phép việc người đàn ông thứ hai ngoài hoàng đế được bước vào nơi đây, ngoại trừ trường hợp phi tần mắc bệnh thì Ngự y là nam mới được đến, ngoài ra thì chỉ có những người "nửa nam" như thái giám mới được xuất hiện trong hậu cung.
Mặc dù để để bảo vệ vương quyền không bị xâm phạm, song nhiều người cũng đặt câu hỏi rằng: "Vậy tại sao trong hậu cung phải có kiểu người quái thai như Thái giám?
Không phải nếu dùng toàn bộ cung nữ phục vụ thì tốt hơn sao? Nếu như thế thì vương quyền cũng sẽ không bao giờ bị xâm phạm đến."
Thực tế là, chuyện gì cũng có mặt tốt mặt xấu, không nên chỉ nhìn vào sự thiếu sót của thái giám, thái giám cũng có rất nhiều ưu điểm mà cung nữ không thể thay thế được. Nói cách khác, trong hậu cung thời cổ đại, chỉ có sự phối hợp hài hòa giữa thái giám và cung nữ mới có thể đảm bảo cho đời sống của hoàng đế cùng phi tần trong hậu cung diễn ra thuận lợi, suôn sẻ nhất.
Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem những điểm tích cực cùng sự tồn tại không thể thay thế của thái giám trong hậu cung thời cổ đại.
Ảnh minh họa.
Hâu quả của việc thái giám đảm đương chính trị không nghiêm trọng bằng việc ngoại thất loạn quyền
Thực tế là, trong hậu cung, phi tần cùng cung nữ mới là nhóm người dễ gây ảnh hưởng nhất đến vương quyền.
Tuy rằng trong lịch sử đã nhiều lần ghi lại việc thái giám lũng loạn triều chính nhưng suy cho cùng họ cũng không thể có con nối dõi, cho nên trong việc chuyển giao quyền lực quan trọng nhất chính là huyết thống thân tình thì thái giám hoàn toàn không có ưu thế gì.
Thông thường, thái giám đều hiểu rõ rằng rằng những vinh hoa phú quý của mình không thể truyền thừa cho gia tộc, hơn nữa thái giám đa phần xuất thân từ những gia đình nghèo khó, nên lòng trung thành của bọn họ với vương quyền cũng cao hơn.
Phải có nhiều nguyên nhân, nhiều yếu tố mới cấu thành một chuyện, việc thái giám chuyên quyền chỉ là một trường hợp hiếm có. Thái giám khi đối diện với vương quyền vẫn luôn hiểu phải an phận thủ thường, làm đúng bổn phận, mà nếu so với hậu quả từ việc ngoại thích của cung nữ, phi tần chuyên quyền thì việc thái giám can dự triều chính chỉ là chuyện nhỏ bé chẳng đáng nhắc đến.
Cho nên, dựa vào điểm này, việc trọng dụng một thái giám càng trung thành thì lại càng là lựa chọn thỏa đáng và lí trí hơn của hoàng gia, vì dù sao một thái giám ngày đêm hầu hạ bên hoàng đế vẫn đáng tin tưởng hơn cung nữ.
Những việc cần đến thể lực trong hậu cung vẫn cần có thái giám đảm đương
Lí do này rất thực tế. Phải biết rằng, cuộc sống trong chốn cung đình không giống với cuộc sống bình dân của bách tính ngoài kia, có rất nhiều lễ tiết nhỏ nhặt cùng các hoạt động diễn ra thường ngày đều cần đến sức khỏe để gánh vác, những việc này thì chỉ cung nữ thôi không thể hoàn thành được.
Lúc này, sự tồn tại của thái giám đóng vai trò rất quan trọng, có thể nói rằng, những việc nặng nhọc, dơ bẩn, vất vả trong hậu cung đều do thái giám đảm đương.
Ngoài lí do kể trên thì cung nữ ngoài việc hầu hạ cho hoàng đế và các phi tần trong cung thì cũng là những lựa chọn khác để hoàng đế hưởng lạc hàng ngày. Cho nên, trừ khi cung nữ bị phạt, nếu không những công việc dơ bẩn, vất vả cung nữ sẽ không phải làm, từ điểm này có thể thấy được, thái giám chính là tầng lớp thấp nhất trong hậu cung.
Ảnh minh họa.
Sự tồn tài của thái giám cũng giúp nâng cao hiệu quả làm việc của hoàng đế
Chúng ta đều nói, hoàng đế là người sung sướng nhất trong hậu cung, vì suy cho cùng, tất cả phi tần cung nữ trong cung đều phải thuận theo mong muốn, nhu cầu hưởng lạc túng dục của vua. Song hậu cung cũng vừa có lợi lại vừa gây hại với vương quyền, mà thái giám chính là người có thể hòa giải những mâu thuẫn trong hậu cung này.
Phi tần và cung nữ giúp hoàng đế sinh con đẻ cái, kéo dài huyết mạch hoàng gia, nhưng nếu để những "bóng hồng" yểu điệu thướt tha, hút mắt người nhìn như thế bên cạnh hoàng đế cả ngày, sẽ ảnh hưởng đến quyết sách vì nước vì dân của hoàng đế, cả ngày chìm đắm trong nữ sắc, trong mắt người xưa chính là khởi đầu cho thời kỳ hại nước hại dân, cho nên, từ xa xưa đã tồn tại những người con gái mang danh "hồng nhan họa thủy" trong mắt người đời.
Có thái giám bên cạnh sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tiết chế sự túng dục của vua. Chúng ta đều biết, hầu hạ bên cạnh phi tần đều là cung nữ, nhưng hầu hạ bên cạnh vua lại đa phần là thái giám. Bởi vì lí do đó, nên khi hoàng đế thượng triều, hoặc khi hoàng đế giải quyết công vụ thường ngày, dùng thái giám để hầu hạ vua thay vì dùng cung nữ sẽ giúp hoàng đế đưa ra những quyết định đúng đắn, cũng giúp bảo đảm sinh hoạt thường ngày của người đứng đầu một triều đại.
Thái giám càng thấu hiểu suy nghĩ của hoàng đế
Khi cùng đối mặt với hoàng đế, chắc chắn tâm trạng của cung nữ sẽ khác hẳn với thái giám.
Thái giám thông thường chỉ nghĩ cách để hoàn thành tốt công việc được giao, nhưng với một số cung nữ, việc được hầu hạ hoàng đế chính là khởi đầu cho việc bản thân được nhận sủng ái của vua, cho nên khi cung nữ hầu hạ vua thường sẽ xảy ra những tình huống vô cùng khó xử, bất tiện.
Ngoài lí do trên, đừng chỉ nghĩ thái giám chỉ có "một nửa là đàn ông" nhưng nếu so với cung nữ, thái giám càng có khả năng hiểu được suy nghĩ của hoàng đế.
Có nhiều khi, thái giám cũng biết đọc viết, giỏi đoán ý vua, chỉ cần một hành động nhỏ của vua, họ cũng có thể hiểu được vua đang muốn gì.
Thậm chí, một số Thái giám thông minh còn có thể trở thành cố vấn riêng cho hoàng đế, vì suy cho cùng giữa đàn ông với nhau thì sẽ dễ dàng hiểu nhau hơn. Chính vì thế, xét về góc độ từ bản chất con người, thái giám là sự tồn tại cần thiết trong hậu cung.
Ảnh minh họa.
Dù thế nào đi nữa, chúng ta nhiều khi vẫn còn cái nhìn phiến diện và định kiến với thái giám. Nhưng thực tế, thời cổ đại cũng có những thái giám làm những việc có lợi cho dân chúng, vì dù sao thái giám cũng xuất thân từ trong nghèo khó, ngay cả đến Ngụy Trung Hiền – thái giám bị người người thóa mạ khi ấy cũng chỉ tấn công đả kích lợi ích của dòng họ thế gia, trong những chính sách được thi hành cũng có nhiều quyết sách mang lại lợi ích cho dân.
Cho nên, chỉ khi chúng ta nhìn nhận một cách lí trí về sự cần thiết của những người như thế trong cung, chúng ta mới có thể dùng thái độ đúng đắn và lí trí hơn để thấu hiểu, đối diện với những người có thân phận đặc biệt nhưng cũng rất đáng thương như thái giám.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào