Tinh tinh cũng có "quan tòa"
Bí ẩn về thành phố huyền thoại của Thần Khỉ / Khỉ đầu chó thoi thóp trước khi bị sư tử vờn chết
Loài khỉ và luật lệ
Loài khỉ cũng có những "quan tòa" để giải quyết mâu thuẫn. Ảnh: Physorg. |
Nhóm các nhà sinh học do Claudia von Rohr, Trường ĐH Zurich đứng đầu đã tìm hiểu các hiện tượng thú vị này và ý nghiã đạo dức của chúng khi quan sát hành vi và tập tính của nhóm tinh tinh nuôi tại Vườ thú của thành phố Gossau, Thụy Sĩ.
Quần thể tinh tinh ở đây nổi tiếng về việc hay xung đột vì số lượng cá thể trong đàn quá lớn và thỉnh thoảng lại có “lính mới” được bổ sung. Trong “xã hội” thu nhỏ này có 2 con khỉ đực sừng sỏ, 6 khỉ cái trưởng thành và 3 khỉ “choai choai”, một đực một cái. Ba “quý bà” trong đàn thuộc loại “lính mới”mới bổ sung vào tháng 2-2007, trước khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu có vài ngày.
Quan tòa độc lập
Trong nhiều năm liền, Claudia von Rohr và các đồng nghiệp đã theo dõi hành vi của bọn khỉ, tìm hiểu những cuộc xung đột và để quan sát xem loài linh trưởng làm thế nào để can thiệp vào các cuộc cãi cọ giữa đồng loại. Trong thời gian này, đàn khỉ đã thay đổi thủ lĩnh – con khỉ đực tên là Tses đã phải nhường vị trí này cho đối thủ là một con khỉ đực khác trẻ hơn tên Dig. Hai con khỉ cái mới gia nhập bầy ở một vị trí cao về đẳng cấp.
Trong thời gian nghiên cứu xuất hiện tới 438 cuộc xung đột giữa chúng.
Theo các nhà sinh học, chỉ những con tinh tinh nào có uy tín cao như thủ lĩnh Dig và cấp phó của nó là Tses mới có quyền làm quan tòa. Trong suốt thười gian quan sát Dig “phân xử” 25 cuộc xung đột, trong đó một nửa là giữa những con khỉ cái, một nửa là giữa khỉ cái và khỉ đực. “Người đồng cấp” của nó và cựu thủ lĩnh Tses đã giải hòa 44 cuộc va chạm, thì 2/3 là xảy ra giữa những cặp khỉ cái.
“Quan tòa” áp dụng hai biện pháp giải quyết mâu thuẫn – một nửa số trường hợp chúng lao thẳng vào vùng đang xô xát và tỏ ra sẵn sàng can thiệp, 30% trường hợp chúng đứng vào một trong hai phe. Hầu hết trường hợp (87%) thủ lĩnh đã dập tắt thành công những xung đột trong bầy đàn.
Trong tất cả các trường hợp hòa giải mâu thuẫn giữa các thành viên trong đàn,“quan tòa” không có một lợi ích trực tiếp nào, nghĩa là làm việc này không vì quyền lợi của chính chúng. Các nhà khoa học cho rằng thủ lĩnh sở dĩ đứng racan thiệp vào mọi vụ xung đột chằng qua chỉ để giữ gìn sự êm thấm trong đàn chứ không vì lợi ích cá nhân, vì khi xuất hiện mâu thuần không giải quyết ngay sẽ dẫn đến sự phân hóa giữa các cá thể và điều này làm giảm quyền lực của chúng.
Các nhà khoa học kết luận sự hình thành đạo lý ở tổ tiên loài người có thể nảy sinh từ cách ứng xử đó ở loài linh trưởng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng
Choáng váng khi quy đổi tài sản của Hòa Thân ra tiền hiện đại: Lọt top 3 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc do Forbes xếp hạng
CLIP: Cá sấu ẩn mình dưới làn nước, tung cú đớp bất ngờ suýt đoạt mạng ngựa vằn
Vị tướng duy nhất được Lưu Bị bí mật thăng chức trước khi qua đời, nhờ đó mà giúp nhà Thục tồn tại thêm 20 năm
Bí ẩn ngôi nhà cổ 'lụp xụp' bất ngờ được giới thượng lưu tranh nhau mua, cọc 22 căn nhà đổi lấy 8 khúc gỗ cũng không đến lượt
Tại sao máy bay ở độ cao 10.000 mét, đi nhiều chưa chắc đã biết! Lý do không chỉ đơn giản là tiết kiệm nhiên liệu