Tinh tinh rừng nhiệt đới đã biết đào giếng để lấy nước uống
Bất ngờ trước "giác quan thứ sáu" của các loài động vật / Tại sao ngáp dễ lây ở tất cả các loại động vật
Hành vi như vậy không phổ biến trong giới động vật và một số loài đã được quan sát đào bới để lấy nước chủ yếu ở các vùng khô, nóng. Đây là lần đầu tiên hành vi đào giếng được quan sát thấy ở loài tinh tinh rừng nhiệt đới.
Nhóm tác giả nghiên cứu chia sẻ: "Việc tiếp cận các nguồn tài nguyên định hình sinh lý và hành vi của loài. Nước thường không phải là một nguồn tài nguyên hạn chế đối với những con tinh tinh sống trong rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, một số cộng đồng thảo nguyên và rừng hoang dã cho thấy sự thích nghi về hành vi đối với nguồn nước hạn chế. Ở đây, chúng tôi cung cấp báo cáo đầu tiên về việc đào giếng của một nhóm tinh tinh Đông Phi sống trong rừng nhiệt đới (Pan troglodytes schweinfurthii) và gợi ý nó có thể đã trở thành một hành vi mới của loài".
Nghiên cứu tập trung vào những con tinh tinh sống trong rừng nhiệt đới ở cộng đồng Waibira của Uganda.
Một con tinh tinh cái nhập cư có tên Onyofi là con đầu tiên được phát hiện thấy đang đào giếng. Các chuyên gia cho biết thêm, con tinh tinh cái này rất thành thạo. Nhiều khả năng nó có thể đã lớn lên trong một cộng đồng biết cách đào giếng.
Trong vài tuần sau đó, một số con tinh tinh Waibira non khác và những con cái trưởng thành đã được phát hiện đang đào giếng. Trong khi những con đực trưởng thành được nhìn thấy sử dụng giếng do những con khác đào và chúng chưa bao giờ được nhìn thấy đang đào.
Hella Péter, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Việc đào giếng thường được thực hiện để tiếp cận nguồn nước trong môi trường sống rất khô hạn ở loài tinh tinh sống ở thảo nguyên. Những gì chúng tôi đã thấy ở Waibira hơi khác so với những nhóm đó. Đầu tiên, chúng sống trong một khu rừng nhiệt đới vì vậy việc lấy nước không phải là một thách thức nhưng có vẻ như vài tháng mùa khô hàng năm cũng đủ gây ra một số rắc rối cho chúng. Điều thú vị nữa là tất cả các giếng đều xuất hiện bên cạnh các nguồn nước khác, vì vậy mục đích của chúng có thể là chọn lọc nguồn nước chứ không phải tiếp cận nước. Tinh tinh có thể lấy nước sạch hơn hoặc có mùi vị khác từ giếng. Điều này thật thú vị".
Onyofi được cả những con tinh tinh non và những con trưởng thành khác theo dõi cẩn thận khi nó đào. Điều này cho thấy con tinh tinh cái là con đầu tiên đưa ý tưởng này đến với cộng đồng tinh tinh ở Waibira.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm giếng của Onyofi đào nhận được sự ủng hộ lớn của những con khác. Nhiều con tinh tinh khác đã uống nước trực tiếp từ chiếc giếng đó.
Đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Catherine Hobaiter cho biết: "Một trong những điều thú vị nhất là nhìn thấy phản ứng của những con tinh tinh khác đối với việc đào bới của Onyofi ngay cả những con đực to lớn thống trị cũng đứng chờ Onyofi đào xong và uống nước. Điều này khá bất thường. Chúng tôi rất tò mò muốn biết điều gì sẽ xảy ra khi một số con đực trẻ tuổi biết cách đào giếng già đi. Rất có thể chúng sẽ truyền dạy cho những con đực lớn và chúng sẽ không còn dựa vào những con khác để tự đào giếng cho riêng mình".
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Primate mới đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hủ tục lạnh người, 'chôn sống' cha mẹ già khi ngoài 60 tuổi: Con cái xây mộ sẵn, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp
CLIP: Cuộc "tử chiến" kịch tính giữa chó ngao và gấu đen, kết cục đầy bất ngờ
Cây gỗ quý 4.300 năm tuổi dài 11m từng bị sét đánh được gia chủ bán 2 căn nhà để lấy, thương gia trả hơn 870 tỷ cũng không bán
Ngôi làng sở hữu 30 cây gỗ quý nhất Việt Nam: Rộng 1000m2, được bảo vệ bởi một hủ tục tâm linh
Con người bắt đầu biết nấu ăn từ khi nào?
Ngôi nhà cổ đẹp nhất quận 9 bên trong toàn gỗ quý, ẩn giấu bí ẩn đến nay chưa có lời giải