Khám phá

Tình yêu ly kỳ của những ông hoàng Trung Quốc “mê trai”

Ngay cả hoàng đế Càn Long nổi tiếng sử sách Trung Quốc cũng "sủng nam". Người tình của ông chính là Hòa Thân, nhưng cuối cùng lại có kết cục bi thảm.

Ẩn số nền văn minh 2.000 tuổi dưới đáy hồ Trung Quốc / Phận thảm những công chúa cuối cùng của hậu cung Trung Quốc

Theo một số tài liệu, Vệ Linh Công - vua nước Vệ ở thời Xuân Thu là một trong số những ông hoàng Trung Quốc có mối tình đồng tính nổi tiếng. Mặc dù có tam cung lục viện nhưng Vệ Linh Công lại đặc biệt sủng ái một người đàn ông có tên Di Tử Hà.

Theo một số tài liệu, Vệ Linh Công - vua nước Vệ ở thời Xuân Thu là một trong số những ông hoàng Trung Quốc có mối tình đồng tính nổi tiếng. Mặc dù có tam cung lục viện nhưng Vệ Linh Công lại đặc biệt sủng ái một người đàn ông có tên Di Tử Hà.

Di Tử Hà thông minh, khôi ngô tuấn tú, là họ hàng thân thích của Tử Lộ và học trò giỏi của Khổng Tử nên Vệ Linh Công rất cưng chiều anh ta. Ông đã ăn ngủ cùng người tình và tha thứ mọi tội lỗi mà Di Tử Hà mắc phải.

Có lần Di Tử Hà lấy trộm xe vua để về thăm mẹ ốm nhưng không bị xử phạt chặt chân mà trái lại, được Vệ Linh Công tha thứ và ca tụng người tình là: “Thật là một người hiếu thuận, vì mẹ của mình mà không màng gì đến nguy hiểm như vậy”.

Sau khi Di Tử Hà bị đuổi khỏi cung, Vệ Linh Công sủng ái một người thanh niên khác là đại phu Công Tử Triều. Được vua ân sủng, người này tự do ra vào cung và gây ra nhiều chuyện phong lưu động trời.

Không chỉ có quan hệ tình cảm với Vệ Linh Công, Công Tử Triều còn đem lòng yêu một người phụ nữ trong hậu cung là vương hậu Nam Tử của Vệ Linh Công.

Về chuyện những ông hoàng đồng tính, Hán Văn Đế Lưu Hằng và Hán Ai Đế Lưu Hân cũng nổi danh sử sách. Trong đó, Hán Văn Đế đã có một mối tình với anh phu chèo thuyền Đặng Thông.

Do Đặng Thông rất giỏi chèo thuyền nên mới được triệu vào cung làm thủy thủ cho ngự thuyền của Hán Văn Đế. Đi đâu Văn Đế cũng gọi Đặng Thông đi theo, đêm còn cho ngủ chung giường. Đặng Thông được sủng ái tới mức, Hán Văn Đế vốn sống rất nghiêm cẩn và tiết kiệm, một chiếc áo bị rách cũng quyết không vứt đi thế nhưng lại ban cho Đặng Thông rất nhiều ngọc vàng châu báu.

Hán Ai Đế Lưu Hân cũng nằm trong danh sách những vị hoàng đế "sủng nam". Hán Ai Đế Lưu Hân đã trót đem lòng yêu một người thanh niên tuấn tú có tên Đổng Hiền. Ông còn định đem cả thiên hạ giao cho sủng nam của mình.

Đổng Hiền tự là Thánh Khanh người vùng Vân Dương, cha là Đổng Cung từng làm đến chức ngự sử. Vào thời đó, Đổng Hiền còn là một người hầu bên cạnh Thái tử. Ban đầu, Đổng Hiền không được chú ý nhiều.

Nhưng sau khi gặp được Ai Đế, vị hoàng đế này không cầm được sự vui mừng lệnh cho Đổng Hiền theo sau mình để hầu hạ. Từ đó, Ai Đế ngày càng sủng ái Đổng Hiền. Ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, làm gì cũng không rời xa Đổng Hiền.

Sử sách ghi chép lại, Đổng Hiền không chỉ có khuôn mặt của một mỹ nhân mà từ ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ đều giống nữ nhi cộng thêm “tính tình dịu dàng”, “giỏi quyến rũ” nên Ai Đế rất mực cưng chiều Đổng Hiền.

Càn Long (trong ảnh) là vị hoàng đế nổi tiếng bậc nhất của triều đình Mãn Thanh - vương triều cuối cùng ở Trung Quốc cũng nổi tiếng sử sách với mối tình đồng tính luyến ái. Người tình đồng tính của hoàng đế Càn Long chính là Hoạn quan Hòa Thân.

Dưới triều đại do Càn Long trị vì, Hòa Thân (trong ảnh) xuất thân từ một trường đào tạo quan chức của Mãn Thanh. Khi vào cung, Hòa Thân giữ chức Loan Nghi Vệ, công việc cụ thể là khiêng kiệu. Có một ngày, Càn Long muốn ra ngoài và vô tình gặp Hòa Thân. Sau khi về cung, hoàng đế Càn Long bất giác cảm thấy Hòa Thân và vị phi tử vì mình mà chết năm xưa có dung mạo rất giống nhau.

Do đó, hoàng đế Càn Long bí mật gọi Hòa Thân vào cung và phát hiện ra một vết ngón tay và nhận định rằng đó là người phi tử thuở trước vì ông mà chết đã đầu thai. Kể từ đó, Càn Long vô cùng sủng ái Hòa Thân.

Cũng chính vì vậy, đường quan lộ của Hòa Thân lên như diều gặp gió. Từ một người khiêng kiệu, ông ta được thăng lên đến chức Tể tướng. Với bản tính nham hiểm, mưu mô, giỏi vơ vét, Hòa Thân trở thành người giàu có nhất dưới triều Càn Long.

Trước khi Càn Long nhường ngôi cho con là Gia Khánh, có nói với Hòa Thân rằng: “Ta và khanh quan hệ không hề bình thường, người đời sau sẽ không tha cho khanh”. Quả nhiên, sau khi hoàng đế Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh lên ngôi, đã ra lệnh giết Hòa Thân ngay sau đó. Ảnh trong bài mang tính chất minh họa.
Theo Tâm Anh/Kiến thức
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm