Tới Cao Bằng nghe truyền thuyết về đèo Mã Phục
Cao Bằng từ lâu đã nổi tiếng gần xa nhờ được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Kể đến cảnh đẹp vùng đất Đông Bắc này không thể bỏ qua đèo Mã Phục. Xung quanh cái tên của con đèo này còn có truyền thuyết hết sức ly kỳ và hấp dẫn.
Nai sơ sinh may mắn thoát chết khi cùng mẹ qua sông / Chèo "sup" đón bình minh trên sông Hậu
Đèo Mã Phụcthuộc địa phận xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng. Đèo còn là ranh giới huyện Hòa An và huyện Trà Lĩnh. Ảnh: Le Quang.
Đèo nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển. Ảnh: Hoàng Phi.
Đèo Mã Phục dài khoảng 3,5 km, nằm quanh co, uốn lượn theo triền núi đá vôi. Ảnh: Tu_geo.
Một bên đèo là vực sâu với những khe núi hẹp, một bên là vách núi cao chót vót. Ảnh: Hòa Ngô Huy.
Đây là một trong những con đèo đẹp nhất trong các đèo trên trục đường quốc lộ 3 (từ Phủ Lỗ đến cửa khẩu Tà Nùng). Ảnh: Chu Đức Hòa.
Đèo nằm cách thành phố Cao Bằng khoảng 20 km về phía Đông. Ảnh: Hoàng Phi.
Truyền thuyếtvề tên đèo Mã Phục còn hết sức hấp dẫn và ly kỳ. Ảnh: Hoàng Phi.
Người dân nơi đây kể lại rằng, vào thế kỷ 11 có vị thủ lĩnh Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân Cao Bằng đánh tan quân Tống xâm lược, bảo vệ biên cương Tổ quốc. Ảnh: Hoàng Phi.
Khi đi ngang qua một thung lũng trong lần đánh trận trở về thì Nùng Trí Cao thấy ở phía xa có các nàng tiên mời chàng vào nghỉ ngơi. Dù cả người lẫn ngựa đều mệt nhoài nhưng chàng vẫn không dừng bước. Ảnh: ST.
Đi đến đoạn đường đèo quanh co, hiểm trở, con ngựa của Nùng Trí Cao đã khuỵu xuống vì kiệt sức. Ảnh: Đất Nước Tôi.
Từ đó, địa điểm mà con ngựa của Nùng Trí Cao gục ngã được gọi là Mã Phục (ngựa nằm, quỳ). Ảnh: Thanh Sơn HP.
Còn thung lũng nơi có các nàng tiên vẫy gọi Nùng Trí Cao được đặt tên là Lũng Riệc (tiếng Tày riệc có nghĩa là vẫy gọi). Ảnh: Vu Son.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo