Khám phá

Top 10 loài chim bay cao nhất thế giới, vượt cả 'nóc nhà' Everest

Thế giới động vật luôn chứa nhiều ẩn số khiến chúng ta phải tìm tòi và khám phá. 'Chúa tể bầu trời' – đại bàng, loài được coi là sát thủ trên không trung liệu có phải là bay cao nhất như cái tên mỹ miều thường nghe tới?

Thần ưng andes hay còn gọi là kền kền khoang cổ là loài chim ăn thịt khổng lồ, sinh sống nhiều ở Nam Mỹ trong dãy Andes. Kền kền khoang cổ cân nặng có thể lên đến 15kg, có sải cánh dài đến 3,3m và được xem là loài kền kền có sải cánh lớn nhất thế giới. Làm tổ ở những mỏm đá cao trên 5.000 mét so với mực nước biển, nên loài kền kền này có thể bay cao đến 4.572 mét. Loài kền kền này cũng là được xem như biểu tượng của quyền lực, tự do và sức khỏe. Kền kền andes đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao bởi sự săn bắt của con người và môi trường sống tự nhiên đang dần thu hẹp. Là loài chim thích ăn xác chết và thịt thối rữa, chúng có khứu giác rất tốt để nhận biết mùi thịt thối trong không khí loãng. Chúng có cái mỏ cứng và móng vuốt sắc nhọn để dễ dàng thu bữa ăn cho mình.

Hạc trắng là một loài chim lớn trong họ cò Ciconiidae. Có sải cánh dài đến 2,3 mét, chiều dài của một con trưởng thành có thể lên đến 115 cm và bộ lông xinh đẹp của nó chủ yếu là màu trắng, với màu đen trên đôi cánh. Là loài chim di cư, mùa đông hạc trắng sẽ bay đến Châu Phi để tránh rét. Chúng có thể bay tối đa với độ cao 4.877 mét.

Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là loài chim di trú, chúng sinh sản ở Alaska và Siberia. Vào mùa đông loài chim này sẽ di chuyển đến Úc hoặc New Zealand để tránh rét. Choắt mỏ thẳng đuôi vằn là một trong những loài chim di trú đáng kinh ngạc nhất mà con người từng biết đến. Chúng có thể mất hơn tám ngày để thực hiện chuyến hành trình dài 11.000km mà không hề nghỉ ngơi. Loài chim này cũng có thể bay với độ cao hết mức là 6.096 mét. Chiều dài của một con trưởng thành từ 35 đến 40 cm, sải cánh tối đa lên đến 78 cm. So với những loài chim khác, choắt mỏ thẳng đuôi vằn tiêu hao năng lượng rất ít trong quá trình bay khi di trú.

Vịt trời hay còn gọi là vịt cổ xanh bởi đặc trưng giữa con đực và con cái. Con đực có cái đầu xanh nổi bật so với con cái. Đây là loài chim di trú sinh sống trên khắp các vùng ôn đới và cận nhiệt đới tại Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, New Zealand và Úc. Ở các vùng phía bắc, vịt cổ xanh di cư vào mùa đông. Vịt trời có thể bay cao từ 305 mét đến 1.219 mét.

Kền kền râu là loài có kích thước rất lớn. Với chiều dài trên 1,2 m sải cánh lên đến gần 3 m và khối lượng từ 4,5 - 8,0 kg chúng được xem là loài chim ăn thịt lớn trong tự nhiên. Sinh sống trên những vách núi cao ở phía nam Châu Âu nên kền kền râu có thể bay cao đến 7.315 mét. Kền kền râu chủ yếu ăn xác thối, đối với những khúc xương nhỏ chúng sẽ nuốt chửng. Còn những khúc xương to, kền kền sẽ tha lên một độ cao rồi ném xuống để đập vỡ và chúng sẽ ăn phần tủy chứa đầy dinh dưỡng. Kền kền râu là loài chim duy nhất trong tự nhiên biết cách đập vỡ những mảnh xương động vật.

Quạ mỏ vàng sinh sống trên những núi cao của của phía nam Châu Âu và Trung Á. Đây được xem là loài chim làm tổ cao nhất thế giới, chúng có thể làm tổ với độ cao 6.492 mét và quạ mỏ vàng có thể thích nghi với không khí loãng rất tốt. Có thể bay cao hết mức là 8.077 mét và cộng với kĩ năng bay siêu đỉnh, loài quạ này có thể bay quanh đỉnh núi Himalayas một cách dễ dàng kể cả trong tiết trời đông rét mướt.

Thiên nga Whooper là loài chim di trú lớn, chúng sống nhiều ở vùng đồng cỏ, đầm lầy, ao hồ của phía nam Châu Âu. Loài thiên nga này nổi bật với cái cổ dài và chiếc mỏ cứng màu vàng đen. Vào mùa đông, thiên nga Whooper bay đến Đan Mạch, Đức và Anh để tránh rét. Trong hành trình di cư, từng con thiên nga Whooper sẽ nối đuôi nhau, tạo thành hình chữ “V” và bay đi theo từng bầy đông đúc. Chúng thường bay với độ cao 2.438 mét trong chuyến di cư tránh rét nhưng thiên nga Whooper có thể bay cao đến 8.230 mét so với mực nước biển.

Ngỗng đầu sọc (ngỗng Ấn Độ) được đặt tên từ hai thanh sợi lông màu nâu đen mà thông thường bọc quanh mặt sau của đầu của nó. Loài ngỗng này có thể bay cao tối đa 8.839 mét, cao hơn đỉnh núi Everest và chúng có thể vượt qua rặng Himalaya chỉ trong vòng 8 tiếng. Loài ngỗng đầu sọc có thể sử dụng mẹo “tăng thông khí”, thở vượt quá những gì cơ thể cần. Chúng lấy không khí vào và thở ra cực nhanh mà không gặp trở ngại gì, điều này chính là điểm khác biệt của chúng với những con ngỗng khác.

Sếu cổ trắng là một giống sếu lớn con và nó được xếp vào hàng thứ nhì trong thế giới các loài sếu. Cao 1,40 mét, có con sếu trống cân nặng tới 15 kg nên nó được xếp hạng cân nặng nhất so với loài sếu. Kích thước sải cánh trung bình của loài này từ 1,8 đến 2,4 mét. Sếu cổ trắng có thể bay qua dãy núi Himalayas với độ cao 33.000 mét. Vào mùa xuân và mùa hè, chúng sinh sống chủ yếu ở vùng Siberia. Sang đến mùa thu, chúng bay về hướng Đại Hàn, Trung Hoa và các xứ khác thuộc vùng Đông Á và ở mãi cho hết mùa đông.Khi di chuyển, sếu cổ trắng cũng giống như thiên nga whooper, chung sẽ nối đuôi nhau thành hình chữ “V” và bắt đầu chuyến hành trình di trú.

Kền kền Ruppell có thể bay cao đến 11.277 mét, nó là loài chim bay cao nhất được ghi nhận đến thời điểm này. Chủ yêu phân bố ở miền Trung Châu Phi, loài kền kền này có chiều dài 93–122 cm với sải cánh dài 2,3–2,8 m. Chim trống cân nặng từ 6,2 đến 10,5 kg còn chim mái thường nặng từ 6,5 đến 11,3 kg. Loài kền kền này ăn xác chết mà chúng phát hiện ra khi bay lượn thành đàn trên không trung. Chúng xây tổ trên các hốc đá trên các mỏm đá.

Huệ Phương (Theo The Mysterious World)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo