Khám phá

Top 10 Loài rắn độc nhất thế giới: Một nhát cắn có thể đoạt mạng người trong vài phút

DNVN - Dưới đây là 10 loài rắn mà nọc độc của chúng có thể khiến con người mất mạng ngay lập tức hoặc chỉ trong vài phút.

Top 3 loài động vật thù dai nhất hành tinh, đừng dại mà chọc giận chúng! / Sự thật sốc khi loại vật nuôi này bị gãy chân, buộc phải sử dụng đến biện pháp nhân đạo!

Rắn taipan nội địa: Sống âm ẩn trong các khe đất sét của vùng ngập lũ Queensland và Nam Australia, rắn taipan nội địa không chỉ nổi bật với nọc độc mạnh mà còn với khả năng giết chết con mồi chỉ sau một lần cắn.

Rắn taipan nội địa: Sống trong các khe đất sét của vùng ngập lũ Queensland và Nam Australia, rắn taipan nội địa không chỉ nổi bật với nọc độc mạnh mà còn với khả năng giết chết con mồi chỉ sau một lần cắn.

Rắn taipan ven biển: Được biết đến với tốc độ di chuyển nhanh như chớp, khi bị đe dọa, rắn taipan ven biển sẽ nhấc toàn bộ thân hình lên để đưa nọc độc vào kẻ thù với sự chính xác đáng kinh ngạc. Vết cắn của chúng gần như luôn gây tử vong ngay lập tức.

Rắn taipan ven biển: Được biết đến với tốc độ di chuyển nhanh như chớp, khi bị đe dọa, rắn taipan ven biển sẽ nhấc toàn bộ thân hình lên để đưa nọc độc vào kẻ thù với sự chính xác đáng kinh ngạc. Vết cắn của chúng gần như luôn gây tử vong ngay lập tức.

Rắn hổ mang chúa: Với chiều dài lên tới 5,4m, rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Mỗi vết cắn của chúng có thể chứa đến 7ml nọc độc và có khả năng giết người chỉ trong vòng 15 phút. Ngay cả một con voi trưởng thành cũng có thể bị hạ gục chỉ sau vài giờ bởi loài rắn này.

Rắn hổ mang chúa: Với chiều dài lên tới 5,4m, rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah) là loài rắn độc dài nhất thế giới. Mỗi vết cắn của chúng có thể chứa đến 7ml nọc độc và có khả năng giết người chỉ trong vòng 15 phút. Ngay cả một con voi trưởng thành cũng có thể bị hạ gục chỉ sau vài giờ bởi loài rắn này.

Rắn cạp nong: Nọc độc của loài rắn cạp nong có thể gây tê liệt cơ thể và ngăn ngừa sự hô hấp, khiến nạn nhân ngạt thở. Chúng di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối.

Rắn cạp nong: Nọc độc của loài rắn cạp nong có thể gây tê liệt cơ thể và ngăn ngừa sự hô hấp, khiến nạn nhân ngạt thở. Chúng di chuyển chậm vào ban ngày và thường tấn công khi trời tối.

Rắn lục Russell: Thống kê cho thấy, rắn lục Russell (Daboia russelii) gây ra khoảng 58.000 trường hợp tử vong do rắn cắn mỗi năm ở Ấn Độ.

Rắn lục Russell: Thống kê cho thấy, rắn lục Russell (Daboia russelii) gây ra khoảng 58.000 trường hợp tử vong do rắn cắn mỗi năm ở Ấn Độ.

 

Rắn lục hoa cân: Được biết đến là thủ phạm chính gây tử vong liên quan đến rắn cắn ở Ấn Độ.

Rắn lục hoa cân: Được biết đến là thủ phạm chính gây tử vong liên quan đến rắn cắn ở Ấn Độ.

Rắn hổ: Cũng biết đến với tên khoa học Notechis scutatus, rắn hổ có nọc độc mạnh có thể gây ngộ độc cho con người chỉ trong 15 phút sau khi cắn.

Rắn hổ: Cũng biết đến với tên khoa học Notechis scutatus, rắn hổ có nọc độc mạnh có thể gây ngộ độc cho con người chỉ trong 15 phút sau khi cắn.

Rắn boomslang: Được biết đến là rắn nanh sau, chúng có thể gấp lại nanh vào miệng khi không sử dụng. Nọc độc của chúng có thể khiến máu nạn nhân chảy đầy cả bên trong và bên ngoài.

Rắn boomslang: Được biết đến là rắn nanh sau, chúng có thể gấp lại nanh vào miệng khi không sử dụng. Nọc độc của chúng có thể khiến máu nạn nhân chảy đầy cả bên trong và bên ngoài.

Rắn fer-de-lance: Loài rắn này có nọc độc chứa chất chống đông máu, khiến nạn nhân có thể chảy máu nặng và tử vong.

Rắn fer-de-lance: Loài rắn này có nọc độc chứa chất chống đông máu, khiến nạn nhân có thể chảy máu nặng và tử vong.

 

Rắn mamba đen: Loài rắn nguy hiểm nhất Châu Phi, có thể di chuyển với tốc độ lên tới 19km/h. Nọc độc của chúng có thể chứa tới 20 giọt trong mỗi răng nanh và đủ để giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc.

Rắn mamba đen: Loài rắn nguy hiểm nhất Châu Phi, có thể di chuyển với tốc độ lên tới 19km/h. Nọc độc của chúng có thể chứa tới 20 giọt trong mỗi răng nanh và đủ để giết chết một người chỉ với hai giọt nọc độc.

1

Bảo Ngọc (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm