Top 10 tấm hình gây ám ảnh về thời chiến tranh thế giới I
Ảnh chụp khuôn mặt của Trung úy Norman Eric Wallace (Canada) bị biến dạng do bỏng nặng là một trong những hình ảnh gây ám ảnh cho người xem hồi chiến tranh thế giới I.
Soi quân trang của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam / Sự ghê rợn từ nhà tù khủng khiếp nhất chiến tranh Việt Nam
Tấm ảnh màu chụp miệng hố khổng lồ được tạo thành do trúng bom trong thời gian diễn ra trận chiến Messines ở West Flanders, Pháp vào đầu tháng 6/1917. Trận chiến này kéo dài 1 tuần, khiến 25.000 người tử vong và 10.000 người mất tích. Tấm ảnh này chụp vào ngày đầu tiên của cuộc chiến sau khi quân đội Anh làm nổ 19 mỏ chỉ trong vòng 19 giây.
Cửa hàng trưng bày những khuôn mặt biến dạng của Anna Coleman Ladd ở bệnh viện London, Anh được những người lính gọi là “Tin Noses Shop". Trong chiến tranh thế giới I, 21 triệu nam giới đã bị thương và nhiều người khi trở về quê nhà vẫn còn những chấn thương nghiêm trọng ở trên mặt. Mặc dù thời đó phẫu thuật thẩm mỹ đã phát triển nhưng một số cựu binh vẫn sử dụng khuôn mặt giả để che đi các vết sẹo của mình.
Trung úy Norman Eric Wallace (Canada) là một nhà quan sát, theo dõi mục tiêu trong suốt thời gian diễn ra Chiến tranh thế giới 1. Ông nhập ngũ năm 1915 và ngay lập tức được điều đến chiến trường châu Âu. Đến năm 1917, máy bay của trung úy Wallace bị rơi khiến ông bị thương nặng và bị bỏng ở vùng mặt.
Khung cảnh tiêu điều ở Verdun sau 7 tháng bị ném bom oanh tạc. Trận chiến Verdun xảy ra tại khu vực gần sông Meuse kéo dài trong khoảng thời gian gần 11 tháng. Nơi này bị cả hai bên bắn phá khiến nhiều tòa nhà, công trình dân sự... bị phá hủy. Theo ước tính, có khoảng 1 triệu nam giới đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh này.
Đây là bức ảnh chụp một người đàn ông đứng giữa một bãi vỏ đạn dược được sử dụng chỉ trong vòng 1 ngày. Điều này có thể cho thấy số lượng thương vong trong chiến tranh là rất lớn.
Năm 1914, Nga đã giúp đỡ Anh chiến đấu chống lại quân đội Đức. Đến năm 1917, binh sĩ Anh đã sử dụng tuần lộc để vận chuyển các nguồn cung ứng lương thực, đạn dược... khi di chuyển qua những khu vực tuyết phủ dày.
Binh sĩ 16 tuổi Walter Kleinfeldt đã chụp cảnh nhiều binh sĩ tử trận nằm dưới nền đất trong trận chiến Somme. Đằng sau là giá thập tự chinh có hình chúa Jesus trong tư thế bị đóng đinh.
Trong ảnh là một nhóm kỵ binh thuộc địa Morocco của Pháp. Năm 1914, người Pháp có 7 trung đoàn Spahi. Hầu hết những binh sĩ thuộc địa này được điều đến mặt trận phía Tây. Bức ảnh do Albert Kahn chụp vào đầu thế kỷ 20 trong chuyến hành trình khám phá những phong tục, văn hóa của các nước trên thế giới.
Binh sĩ Australia cõng đồng đội bị thương ở vịnh Suvla đến nơi điều trị y tế. Trận chiến Gallipoli là một trong những trận chiến thất bại nặng nề đầu tiên của quân đội Australia. Nước này thường tổ chức lễ kỷ niệm trận chiến này cũng như vinh danh những người lính đã ngã xuống hàng năm vào ngày 25/4 (còn được gọi là ngày ANZAC).
Kim tự tháp được làm từ mũ của binh sĩ Đức quốc xã. Đây là một trong hai kiến trúc "chiến thắng" quân đội phát xít Đức được làm tại thành phố New York năm 1918. Mỗi kim tự tháp được làm từ 12.000 mũ của binh lính Đức. Mỗi chiếc mũ đại diện cho một lính Đức bị bắt hay tử trận. Công trình này thể hiện sự thất bại thảm hại của Đức quốc xã.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
CLIP: Cuộc chạm trán đầy kịch tính giữa sát thủ bò sát và linh miêu, kết cục đầy kịch tính
Trong 'Tây Du Ký', Bồ Đề Tổ Sư và Như Lai ai mạnh hơn? Câu trả lời đã được Ngô Thừa Ân hé lộ
Một con hổ vượt hơn 200 km để đoàn tụ với ‘người yêu cũ’ sau một thời gian xa cách
Cột tin quảng cáo