1. Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập
Cleopatra (69 TCN - 30 TCN), một trong những nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử thế giới, lên ngôi từ khi mới 17 tuổi. Bà là thành viên cuối cùng của nhà Ptolemaios, vì thế bà là nhà cai trị người Hy Lạp cuối cùng ở Ai Cập. Bà cai trị với tư cách Nữ vương trong giai đoạn năm 51 TCN tới khi qua đời ở tuổi 39 vào năm 30 TCN.
Cleopatra nổi tiếng vì sắc đẹp mê hoặc, giọng noí có sức hút và sự thông thái của bà. Bà có thể nói 9 thứ tiếng và rất thành thạo trong giao tiếp. Bà đã được hưởng một nền giáo dục toàn diện, được trao quyền và bộc lộ tài lãnh đạo từ rất sớm.
Bà đã thành công trong việc cai trị đất nước Ai Cập rộng lớn và được dân chúng tôn thờ như một nữ thần.
2. Isabella đệ nhất, nữ hoàng Tây Ban Nha
Isabella I là một người phụ nữ xinh đẹp, thông minh và dũng cảm. Bà là người có công lớn trong việc thống nhất Tây Ban Nha sau 700 năm phân tán đất đai. Nữ hoàng Isabella I (1451 - 1504) từng là công chúa xứ Castile trước khi trở thành nữ hoàng năm 23 tuổi.
Bà đã ủng hộ kế hoạch của Columbus và cung cấp tiền để ông tiến hành chuyến thám hiểm về hướng Tây, đóng góp một phần quan trọng trong việc tìm ra châu Mỹ, để rồi sau đó phần lớn châu Mỹ đã trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Châu Âu.
Bà cũng nổi tiếng là một nữ hoàng tàn bạo về mặt tôn giáo, từng trục xuất 170.000 người Do Thái ra khỏi đất nước.
Không chỉ giỏi việc cai trị và xây dựng đất nước, Isabella còn nổi tiếng về khoản chăm sóc và dạy dỗ con cái chu toàn.
3. Từ Hy Thái Hậu, Trung Quốc
Từ Hi Thái Hậu hay còn được gọi là Tây Thái Hậu, là quý phi của Hoàng đế Hàm Phong Văn Tông, là mẹ của Hoàng đế Đồng Trị. Bà là một phụ nữ đẹp trong lịch sử Trung Quốc và cũng là một người phụ nữ đặc biệt vì trong suốt hai đời vua Đồng Trị và Quang Tự bà luôn buông rèm nhiếp chính (48 năm). Bà được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa trong một thời gian dài.
Từ Hi Thái hậu nổi tiếng với trí thông minh và khả năng đọc viết thông thạo tiếng Hán. Nhờ vậy, bà có nhiều cơ hội tham gia chính sự khi sức khỏe của vua Hàm Phong không được tốt. Trong nhiều trường hợp, hoàng đế để Từ Hi đọc tấu chương và ghi lời phê cho mình. Qua đó bà đã sớm nắm rõ tình hình chính sự nhà Thanh cũng như bắt đầu học cách điều hành đất nước.
Nhiều nhà sử học ở Trung Quốc và hải ngoại thường miêu tả Từ Hi Thái hậu như một bạo chúa, người phải chịu trách nhiệm cho sự sụp đổ của nhà Thanh. Và thực tế bà không hề tàn nhẫn hơn hay kém những nhà lãnh đạo khác, nếu không muốn nói đã ít nhiều là một nhà cải cách có hiệu quả - dù miễn cưỡng - trong những năm cuối đời
4. Catherine II, nữ hoàng Nga
Catherine II hay còn gọi là Catherine Đại đế/ Ekaterina II (1729 - 1796) là nữ hoàng trứ danh và cũng là nữ hoàng trị vì lâu dài nhất của Đế quốc Nga, cai trị từ 28 tháng 6 năm 1762 cho tới khi qua đời. Bà là hiện thân của chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng, bà có đóng góp to lớn trong việc đưa Đế quốc Nga thực sự trở thành một cường quốc tại châu Âu vào thế kỷ 18.
Mặc dù xuất thân trong một gia đình quý tộc gốc Ba Lan, nhưng bà là người cai trị toàn bộ lãnh thổ nước Nga suốt hơn 30 năm, gây dựng cả 1 bộ máy chính trị vận hành trơn tru và thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt.
Ở thời kỳ bà cai trị, đất nước Nga thực sự trở thành một cường quốc hùng mạnh trên vũ đài thế giới. Lịch sử còn gọi đây là "thời kỳ vàng son của Catherine II" nhằm tưởng nhớ đến công lao của bà.
5. Margaret Thatcher, thủ tướng đầu tiên của Anh
Margaret Hilda Thatcher, nữ Nam tước Thatcher (13/10/1925 – 08/04/2013), còn được mệnh danh là “Người đàn bà thép” là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Bà là lãnh tụ Đảng Bảo thủ Anh từ năm 1975 đến 1990, Thủ tướng Anh trong suốt thập niên 1980 và là người phụ nữ đầu tiên giữ hai chức vụ đó. Nhiệm kỳ thủ tướng của bà dài nhất trong lịch sử Anh kể từ năm 1827.
Bà là một trong ba phụ nữ từng nắm giữ một trong bốn chức vụ then chốt của quốc gia (thủ tướng, bộ trưởng tài chính, bộ trưởng nội vụ và bộ trưởng ngoại giao). Là một chính khách quan trọng trong lịch sử đương đại Anh, bà được nhiều người ngưỡng mộ cũng như bị nhiều người chống đối.