Top 5 sự thật kinh dị về loài chuột, bạn đã biết được bao nhiêu?
Vì sao chuột túi Wallaby chưa đẻ con đã lại mang thai? / 1001 thắc mắc: Chuột túi có được xếp vào bộ chuột không?
Có 1 sự thật rằng, dù chuột là 1 loài có đời sống tương đối gần với con người thế nào chăng nữa, nhưng chúng vẫn luôn là những sinh vật top đầu về mặt được gắn với hình ảnh kinh dị, chỉ xếp sau dơi. Về cơ bản, chỉ cần thoáng thấy chúng chạy vọt qua, nhiều người đã thấy rợn tóc gáy lắm rồi. Vậy trong bài hôm nay, hãy cùng điểm lại top 5 sự thật kinh dị về loài này nhé.
1. Chuột có thể chui vào nhà bạn, bằng cách bơi qua đường toilet
Ảnh minh họa
Chuột là loài động vật có khả năng bơi lội rất giỏi, thậm chí là đủ khỏe để bơi liền tù tì 3 ngày mà không cần nghỉ. Điều này đồng nghĩa với việc chúng có thể bơi bì bõm ngược đường cống và chui ra từ bồn cầu, hay bồn tắm.
Một lời khuyên cho bạn nếu muốn chống chuột, đó là nếu không dùng đến nhà tắm, hãy bịt lỗ thoát nước lại. Đồng thời, hãy đóng cửa mọi lúc mọi nơi, bất kể bạn có dùng hay không nhé.
2. Sức sống của chuột rất đáng sợ
Chuột có khả năng sinh tồn cực kỳ kinh khủng, thậm chí là vượt qua cả nghịch cảnh để tiến hóa. Trong quá khứ, có nhiều tin tiết lộ rằng đàn chuột sống sót qua sự cố phát nổ lò phản ứng số 4, của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl của Liên Xô tại Ukraine năm 1986, đã đột biến thành dạng chuột khổng lồ và hung hãn tấn công cả các nhà khoa học tới nghiên cứu nơi này vào những năm 90. Và cuối cùng, chính quyền buộc phải huy động quân đội để xóa sổ toàn bộ đám chuột này.
3. Chuột cắn người?
Thường khi thấy người thì chuột sẽ chạy, nhưng 1 khi chúng bị dồn vào chân tường thì... chúng sẵn sàng cắn trả để thoát thân, thậm chí là cắn rất đau. Điển hình nhất là chuột cống.
Cách xử lý khi bị chuột cắn.
Cụ thể, đám quái vật này có cặp răng cửa vừa dài vừa sắc, cứng như sắt và có thể tạo ra lực cắn lên tới 3200 kg. Được biết, 1 nhà khoa học từng xui xẻo đến mức bị chuột cắn, với chiếc răng cắm vào tận xương. Vậy bạn cứ thử nghĩ xem, nếu bạn bất cẩn để chúng chống trả được và găm cái răng đó vào người bạn thì mọi chuyện sẽ như nào? Chắc chắn là sẽ không nhẹ nhàng như muỗi đốt đâu.
Hồi thập niên 40, từng có nhà khoa học từng thử cho chuột uống máu người, và ông ta đã kết luận rằng chúng có thể hình thành thói quen thèm khát máu tươi. Tuy nhiên, ở thời hiện đại thì chẳng còn ai muốn chứng minh điều đó cả, vì nó kinh dị quá sức tưởng tượng.
4. Chuột luôn sống theo bầy
Nói 1 cách ngắn gọn thì, chuột là loài vật có tính xã hội rất cao, và thường sống chung thành các đàn lớn. Nếu có biến, chúng sẽ kéo cả đám ra. Thật may là, chuột cống ở thành phố thường có thói quen kiếm mồi 1 cách đơn lẻ.
5. Bọn chuột có 1 con đầu đàn cực kỳ thông minh được tôn là "vua chuột"?
Điều này là sai, nhưng đừng vội mừng. "Vua chuột" là thứ có thật, nhưng không có nghĩa nó là 1 con đầu đàn khổng lồ hay thông minh nào đó, mà để chỉ hiện tượng những con chuột dính lại với nhau ở phần đuôi không gỡ ra được. Chúng có thể bị như vậy do bẩm sinh nhưng cũng có thể là do khi được sinh ra đã bị máu hay các chất nhầy, chất thải làm cho dính chặt vào nhau. Số lượng chuột bị dính đuôi vào nhau dao động từ một ít cho đến tận 32 con.
Bên cạnh đó, chúng cũng không thể nào tự đi kiếm mồi được, tức hoàn toàn là đám "vô dụng". Biệt danh "vua chuột" ở đây là để chỉ việc những con khác sẽ tha thức ăn về cho chúng cho đến khi chúng chết, chỉ vậy thôi.
Về mặt lịch sử, hiện tượng này đặc biệt liên quan đến nước Đức, nơi tạo ra nhiều vua chuột đã được báo cáo. Vua chuột thường rất hiếm và đôi khi được cho là do con người tưởng tượng ra, nhưng có một số vua chuột đã xuất hiện và được xác nhận trong giai đoạn hiện đại. Hiện tượng này được phát hiện lần đầu từ thế kỷ 16 và đã xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật từ đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dê trên cao nguyên Tây Tạng: Có thể nhảy và chạy trên vách đá dựng đứng, tại sao không bị rơi?
Cứ sau 150 năm, người chết có thể tái sinh? Các nhà khoa học tiết lộ sự thật
Vén màn bí mật lịch sử khiến người Việt Nam gọi người Trung Quốc là ‘người Tàu’
Một con cua có thể đầu độc 40.000 con chuột, tại sao cua lại độc? Chất độc đến từ đâu?
Việt Nam phát hiện nhiều thú quý hiếm, có loài đang nguy cấp, được thế giới truy lùng ráo riết
Trong 'Tây Du Ký', khi Tôn Ngộ Không bị nhốt dưới Ngũ Hành Sơn, vì sao Bồ Đề Tổ Sư biết nhưng không cứu hắn, lý do rất đơn giản