Khám phá

Trái Đất có "địa ngục kim cương" cực hiếm, góp phần tạo ra chúng ta

Một khoang chứa bí ẩn và khổng lồ trong Trái Đất vừa được xác định, là nơi ra đời của hàng loạt kim cương loại cực hiếm, bao gồm viên kim cương Hy Vọng mang lời nguyền chết chóc.

'Rợn người' loài khỉ đột hoang dã cũng có thể ăn thịt sống / Từ vỏ trứng, tái hiện bộ gen loài đã tuyệt chủng

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature cho biết khoang chứa được xác định nằm ở lớp phủ dưới của Trái Đất. Từ ngoài vào, Trái đất gồm có các lớp: vỏ, lớp phủ trên, lớp phủ dưới, lõi trong, lõi ngoài. Điều này có nghĩa kho báu kim cương vừa được phát hiện nằm ở một "địa ngụ" cực sâu và cực nóng bên trong lòng Trái Đất.

Loại kim cương bên trong khoang chứa khổng lồ này cực kỳ hiếm thấy, làm từ một nguồn carbon riêng biệt, khác với carbon tìm thấy trên mặt đất và trong những viên kim cương khác. Chúng siêu bền và tuyệt đẹp, mà viên kim cương xanh Hy Vọng được cho là mang "lời nguyền" gây ra cái chết cho nhiều vị chủ nhân, bao gồm vương hậu Marie Antoinette của Pháp, là một ví dụ.

Trái Đất có địa ngục kim cương cực hiếm, góp phần tạo ra chúng ta - Ảnh 1.

Các lớp của Trái Đất gồm vỏ, lớp phủ, lõi ngoài và lõi trong. Trong lớp phủ còn được chia ra lớp phủ trên và lớp phủ dưới - Ảnh: LIVE SCIENCE

Theo tiến sĩ Margo Regier, nhà địa hóa học tại Đại học Alberta ở Edmonton (Canada), điều này thách thức nhiều lý thuyết khoa học trước đó. Kim cương hình thành ở các độ sâu khác nhau trước khi di chuyển lên bề mặt, nơi chúng được khai quật. Hầu hết kim cương đều hình thành trong khoảng 250 km kể từ bề mặt hành tinh, tức nằm ở lớp phủ trên, được các hoạt động địa chất như núi lửa đưa lên bề mặt Trái Đất.

Còn các viên kim cương "siêu sâu" này nằm ở độ sâu tận 700 km trở lên. Theo tiến sĩ Regier, đó sẽ là những viên kim cương lớn nhất được tìm thấy. Chúng không chỉ có giá trị về vật chất, mà còn là một báu vật khoa học bởi cung cấp một "đường vào" thế giới cực sâu, nơi không một phương tiện thám sát nào chạm tới dược. Chúng có thể chứa các dạng nước sâu quý hiếm, hoặc một số vật chất có từ thời Trái Đất sơ khai nhưng chỉ còn tồn tại sâu bên trong.

Chưa rõ vì sao các viên kim cương này được đưa lên bề mặt, nhưng các nhà khoa học nghi ngờ rằng quá trình hút chìm của các mảng kiến tạo – tức một mảng kiến tạo bên trên đó đại dương hay lục địa ngự trị bị "nuốt" vào trong – đã khiến một mảng vật chất khác từ rất sâu bên dưới có cơ hội trồi lên lớp phủ trên, rồi lại được núi lửa phun thẳng lên mặt đất.

Và các viên "kim cương địa ngục" này có thể là báu vật mà chúng ta nên mang ơn: quá trình hấp thụ carbon bằng cách hút chìm có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian cho oxy tích tụ trong bầu khí quyển, cho chúng ta một Trái Đất dễ thở như hiện nay, cũng như mở đường cho Sự kiện oxy hóa lớn làm sự sống của hành tinh tiến hóa nhảy vọt vào 2,3 tỉ năm trước.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm