Những phát hiện về lãnh địa của các "Pharaoh đen"
Thầy thuốc cổ truyền Madagascar được "ma" truyền nghề? / 'Rùng rợn' tục tạo vết sẹo lên cơ thể để... làm đẹp
Không có một bóng du khách khi mặt trời mọc trên các kim tự tháp phủ đầy cát tại
Meroe, song giới khảo cổ quả quyết sa mạc Nubia phía Bắc Sudan cất giữ những bí
mật về Ai Cập cổ đại.
Guillemette, phụ trách cổ vật tại bảo tàng Louvre của Paris, nói: "Vẻ đẹp
mê hồn nơi đây được tăng thêm khi chiêm ngưỡng chúng một mình, với những kim tự
tháp, những cồn cát và Mặt Trời. Nó thực sự tách biệt với các kim tự tháp ở Ai
Cập mà vẻ đẹp đã bị lu mờ trước những du khách."
Meroe nằm cách thủ đô Khartoum của Sudan khoảng 200 km về phía Tây Bắc và
là kinh đô cuối cùng của Kush, còn được gọi là Nubia, một vương quốc cổ đại nằm
giữa hợp lưu của sông Nile Xanh, Nile Trắng và sông Atbara.
Kush là một trong những nền văn minh sớm nhất tại thung lũng sông Nile, ban đầu do người Ai Cập thống trị.
Người Nubia cuối cùng đã giành được độc lập và ở cao trào của quyền lực, họ đã giành lại ưu thế, chế ngự Ai Cập vào thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên. Họ chiếm toàn bộ thung lũng sông Nile suốt một thế kỷ trước khi buộc phải quay trở lại nơi giờ đây là Sudan.
Cuối tháng Ba này, bảo tàng Louvre sẽ tổ chức buổi triển lãm đầu tiên về triều đại Meroe cuối cùng của các "Pharaoh đen" cai trị Kush hơn 1.000 năm cho tới khi tàn lụi năm 350 sau Công nguyên.
Meroe có ba khu mộ chứa hơn 100 kim tự tháp nhỏ hơn các ngôi mộ pharaoh ở Ai Cập.
Kim tự tháp lớn nhất cao 30m với các góc dốc đứng, có chỗ tới gần 70 độ. Mặc dù các kim tự tháp này đã được khai quật kỹ lưỡng, cung cấp một kho báu kiến thức về văn hóa Kush, nhiều khía cạnh văn minh Kush vẫn phủ bức màn bí mật đối với các nhà khảo cổ.
"Chúng tôi có niên đại song nó rất thiếu chính xác," Salah Mohammed Ahmed, Phó Giám đốc cơ quan cổ vật của Sudan, cho biết.
Các nhà khảo cổ còn phát hiện ra rất nhiều bia khắc hoặc những cột đá được khắc chữ song họ không thể đọc được nội dung. Trong khi chữ tượng hình đã được giải mã, ngôn ngữ của người Nubia cổ vẫn là một điều bí hiểm.
Theo nhà khảo cổ người Anh Julie Anderson, giải mã được ngôn ngữ này sẽ giúp mở ra một thế giới mới.
Nhóm của Julie vừa phát hiện một bức tượng lớn, nặng một tấn của Vua Taharqa, vị vua nổi tiếng nhất của các "Pharaoh đen", cai trị vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên.
Mặc dù kém xa Ai Cập, Sudan vẫn là mỏ vàng cho các nhà khảo cổ học.
Julie giải thích rằng Sudan còn nhiều địa điểm chưa được động đến và vì thế mà có vô số nơi để các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, khám phá.
Vài năm trước, một nhóm khảo cổ của Louvre đã bắt đầu khai quật tại khu vực al-Muweis, cách Khartoum 200 km về phía Bắc. Họ bất ngờ phát hiện ra nhiều ngôi đền, một cung điện lớn và những ngôi nhà.
Hiện có khoảng 30 nhóm khảo cổ đang làm việc tại Sudan so với hơn 1.000 tại Ai Cập.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
Loại nấm vô cùng quý hiếm, trước đây là cống phẩm cho nhà vua, có giá hàng nghìn tỷ đồng, đắt hơn vàng cả nghìn lần
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang