Trái Đất đang khiến Mặt Trăng teo nhỏ dần
Tìm ra mảnh vỡ của hành tinh lạ từng giúp tạo thành Mặt Trăng / Nghiên cứu mới cho thấy Mặt Trăng cũng có điện
Các nhà khoa học thuộc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã nhận diện hơn 3.200 vết nứt, với mỗi vết đứt dài nhiều km và sâu hàng chục mét.
Các vết nứt được cho là kết quả của sự teo nhỏ kích thước Mặt Trăng khi lõi của nó nguội mát đi. Việc phân tích hé lộ, chúng đang hình thành do các lực hấp dẫn thủy triều từ Trái Đất.
Tiến sĩ Thomas Watters, nhà khoa học cấp cao thuộc Viện bảo tàng hàng không và vũ trụ quốc gia Smithsonia (Mỹ), cho biết: "Có một dạng đồng nhất về phương hướng của hàng ngàn vết nứt. Nó ám chỉ thứ gì đó đang tác động đến sự hình thành chúng, thứ gì đó cũng đang tác động ở quy mô toàn cầu - nhào nặn và tái sắp xếp chúng".
Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát thấy các vết nứt, hay còn được biết đến với tên gọi "đường dốc phân thùy" năm 2010, khi tàu thám hiểm LRO của NASA phát hiện chúng nằm rải rác trên bề mặt Mặt Trăng. Họ ban đầu nhận định, quá trình nguội mát và teo rút tiếp sau đó của lõi phía ngoài dạng lỏng đang khiến lớp vỏ rắn cứng phía trên bị oằn và nứt tách. Điều này có thể dẫn đến các vết nứt đứt đoạn đảo ngược, không có dạng nhất định về phương hướng.
Dẫu vậy, sau khi phân tích các ảnh chụp gần 3/4 bề mặt Mặt Trăng với độ phân giải cao, nhóm nghiên cứu khám phá ra rằng, hơn 3.000 vết nứt dường như có phương hướng nhất định, ám chỉ chúng hình thành dưới tác động của các lực khác.
Cận cảnh một vết nứt hay đường dốc phân thùy trên bề mặt Mặt Trăng. Ảnh: NASA |
Theo họ, các thay đổi về lực hấp dẫn trên Mặt Trăng khi đang dịch chuyển theo quỹ đạo hình elip quanh Trái Đất đủ để gây ra sức ép đặc biệt trên bề mặt. Tiến sĩ Watters giải thích, khi các lực thủy triều lên Mặt Trăng cộng hưởng với sự teo rút toàn cầu của phần lõi mát đi bên trong, sức ép tổng cộng của chúng sẽ khiến các vết nứt hình thành theo các dạng mẫu nhất định.
Các đường dốc nứt gãy vẫn còn mới và dường như vẫn đang tích cực hình thành. Chúng được cho là quá trình kiến tạo đất phổ biến nhất trên Mặt Trăng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng