Trái Đất trông như thế nào khi nhìn từ các hành tinh khác?
Thiên tài khoa học người Mỹ phát minh ra một chất đáng lẽ là tạo phúc cho nhân loại nhưng lại bị chửi rủa là kẻ hủy diệt Trái đất / Tại sao trái đất lại có nhiều trận động đất? Hãy nghe câu trả lời do các nhà địa chất đưa ra
Trái Đất và Mặt Trăng khi nhìn từ Sao Hỏa. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech/UA.
Sao Hỏa:Hình ảnhTrái Đấtchụp từ sao Hỏa là hình ảnh chụp Trái Đất đầu tiên được thực hiện từ một hành tinh khác. Hình ảnh này được chụp bởi thiết bị chụp ảnh HiRISE được gắn trên tàu Thăm dò Quỹ đạo sao Hỏa (MRO) vào ngày 3 tháng 10 năm 2007 từ khoảng cách cách Trái Đất là 142 triệu km.
Trái Đất và Mặt Trăng trong hình ảnh này chỉ nhìn thấy sáng một nửa, đó là bởi góc pha là 98 độ. Phần được chiếu sáng của Trái Đất cho thấy bờ biển phía tây của Nam Mỹ.
Hình ảnh cuối cùng chụp Trái Đất của tàu Cassini vào ngày 12 tháng 4 năm 2017. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech/SSI.
Sao Thổ:Tàu vũ trụ Cassini của NASA đã kết thúc sứ mệnh kéo dài gần 20 năm của nó và lao vào sao Thổ để tự sát theo kế hoạch định trước vào ngày 15 tháng 9/2017. Trong cuộc hành trình của mình, tàu Cassini đã nhiều lần hướng mắt về Trái Đất để chụp hình ngôi nhà của nhân loại, và lần cuối cùng nó làm điều này là vào ngày 12/4/2017, khi ở khoảng cách 1,4 tỷ km so với Trái Đất.
Hình ảnh Trái Đất được chụp từ Sao Thổ. Hình ảnh: NASA/JPL-Caltech.
Trước đó, tàu Cassini cũng đã chụp nhiều hình ảnh về Trái Đất khác, mà nổi bật nhất chính là hình ảnh này. Hình ảnh được chụp vào ngày 19 tháng 7 năm 2013, là hình ảnh chụp Trái Đất thứ ba trong sứ mệnh.
Trái Đất là một chấm sáng màu xanh lam nhỏ bé và mờ nhạt, nằm bên dưới vành đai F, G và E là những vành đai chính của sao Thổ. Đây là hình ảnh chụp Trái Đất đầu tiên được lên kế hoạch từ trước, chúng ta biết được chính xác thời gian con tàu sẽ chụp hành tinh của chúng ta.
Trái Đất và Mặt Trăng khi nhìn từ Sao Thủy. Hình ảnh: NASA/Johns Hopkins UAPL.
Sao Thủy:Vào ngày 6 tháng 5 năm 2010, tàu Thăm dò Bề mặt, Môi trường Không gian, Địa hóa học sao Thủy (MESSENGER) đã chụp được hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng ở khoảng cách 183 triệu cây số so với Trái Đất.
Đốm xanh mờ nhạt, hình ảnh Trái Đất được chụp từ Sao Hải Vương. Hình ảnh: NASA/Voyager 1.
Sao Hải Vương:Hình ảnh mang tính biểu tượng này được gọi là "Đốm xanh mờ nhạt" (The Pale Blue Dot), là bức chân dung đầu tiên của cả Hệ Mặt Trời. Voyager 1 đã chụp tổng cộng 60 hình ảnh đơn để ghép lại bức ảnh này ở khoảng cách 6 tỷ km vào ngày 14 tháng 2 năm 1990.
Trái Đất trong hình ảnh này chỉ là một đốm xanh mờ nhạt, có kích thước chỉ bằng một điểm ảnh, đang nằm ở giữa vệt sáng bên phải cùng, vệt sáng này được tạo ra bởi ánh sáng Mặt Trời.
Voyager 1 hiện đang trên đường thoát ra khỏi Hệ Mặt Trời sau khi hoàn thành xong sứ mệnh nghiên cứu Hệ Mặt Trời của mình. Hình ảnh này được chụp là do NASA nhận được yêu cầu từ Carl Sagan - nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Mỹ: hãy cho con tàu chụp một bức ảnh để đời về hành trình mà nó đã đi qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?