Khám phá

Trái Đất tự nuốt mình rồi "mắc nghẹn" ở Thái Bình Dương?

Dữ liệu địa chấn bất thường ở Thái Bình Dương đã tiết lộ một cấu trúc khổng lồ bí ẩn chui vào lòng Trái Đất từ thời khủng long.

Từ Hi Thái hậu thích ăn 'thịt sống', món ăn bình dân nhưng cách làm khá tàn nhẫn / Cá thòi lòi là sinh vật sống tầng đáy dưới nước, tại sao giờ lại phải ngoi sống trên bờ? Điều gì đã khiến hiện tượng kỳ thú này xảy ra?

Theo SciTech Daily, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà địa chất Jingchuan Wang của Đại học Maryland (Mỹ) đã xác định được tàn tích của một đáy biển thời tiền sử đã bị Trái Đất nuốt vào khoảng 250 triệu năm trước.

"Khám phá của chúng tôi mở ra những câu hỏi mới về cách Trái Đất sâu thẳm ảnh hưởng đến những gì chúng ta nhìn thấy trên bề mặt qua khoảng cách và thang thời gian rộng lớn" - TS Wang nói.

Trái Đất tự nuốt mình rồi "mắc nghẹn" ở Thái Bình Dương?- Ảnh 1.

Một cấu trúc bí ẩn đang di chuyển bên dưới mảng Nazca có thể là một mảnh vỏ Trái Đất đã chui sâu xuống 250 triệu năm trước - Ảnh: NATURE ADVANCE

Bằng cách truyền sóng âm dội sâu vào lòng đất để lập bản đồ địa chấn, TS Wang và các cộng sự đã phát hiện một thứ gì đó kỳ lạ đang di chuyển chậm dưới mảng kiến tạo Nazca ở Thái Bình Dương.

Có thể hiểu mảng kiến tạo như những mảnh vỏ khổng lồ của Trái Đất, bên trên "cõng" các phần của lục địa hoặc đại dương. Bề mặt địa cầu được tạo thành bởi trên dưới 20 mảng như thế.

Theo thời gian, các mảng kiến tạo của Trái Đất liên tục sắp xếp lại, trượt đè lên nhau, kéo theo các lục địa và đại dương thay đổi hình dạng.

Các mảng bị hút chìm vào bên trong lòng Trái Đất cũng sẽ dần bị tan chảy, vật liệu từ chúng hòa quyện với vật liệu lớp phủ và có thể được tái chế, trở thành vật liệu của mảng khác trồi lên mặt đất trong tương lai.

Ở khu vực này, mảng Nazca hiện đang chìm xuống bên dưới mảng Nam Mỹ. Nhưng có những chi tiết kỳ lạ.

 

Đầu tiên là ở phía Tây của mảng đang chìm này, có một dãy núi đại dương khổng lồ, đang phát triển nhanh chóng.

Ngoài ra, tại khu vực này, vật chất chìm xuống với tốc độ chỉ bằng một nửa tốc độ mà các nhà khoa học mong đợi, cho thấy có một thứ gì đó đang cản đường vật chất từ bên trên chìm sâu vào lớp phủ.

Các phân tích tiếp theo đã hé lộ một cấu trúc đặc hơn và lạnh hơn vật liệu xung quanh nó, đang nằm mắc kẹt ở phần trên của lớp phủ.

Công bố các phát hiện trên tạp chí khoa học

 

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Science Advances, các tác giả cho rằng khu vực dày đặc này chính là một mảng đáy biển cổ đại "hóa thạch".

 

" data-gt-translate-attributes="[{"attribute":"data-cmtooltip", "format":"html"}]" tabindex="0" role="link">Nó may mắn không bị tan chảy hoàn toàn vào vật liệu lớp phủ xung quanh và dường như bị mắc kẹt, lơ lửng.

Tác động từ nó đã góp phần vào sự phát triển của dãy núi đại dương khổng lồ nói trên.

 

Phát hiện này vô cùng thú vị bởi tình trạng bị mắc kẹt của mảng đáy biển cổ đại này đem đến cơ hội tuyệt vời để nghiên cứu về những gì xảy ra sâu trong lòng Trái Đất và làm rõ thêm lý thuyết về kiến tạo mảng hãy còn nhiều bí ẩn.

Nhìn về phía trước, nhóm nghiên cứu có kế hoạch mở rộng nghiên cứu của họ sang các khu vực khác của Thái Bình Dương và xa hơn nữa.

Điều này sẽ bao gồm việc lập một bản đồ toàn diện hơn về các vùng từng chìm xuống và trào lên cổ đại, hay tham vọng hơn là các mô hình đầy đủ về cách các mảng kiến tạo di chuyển trong suốt lịch sử Trái Đất.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm