Trận chiến cuối cùng và cũng là thất bại hiếm hoi trong cuộc đời Triệu Vân
Vào giai đoạn lịch sử thời cuối Tam Quốc, Triệu Vân cùng Quan Vũ, Trương Phi, Hoàng Trung và Mã Siêu được ca tụng là Ngũ Hổ thượng tướng nhà Thục Hán. Vậy mà sau trận Di Lăng, Ngũ Hổ tướng người thì bị giết, người thì bệnh chết, duy chỉ còn Triệu Văn là tại thế. Bản thân Triệu Vân cũng cả đời đi theo Lưu Bị nam chinh bắc chiến, trở thành một trong những mãnh tướng được Lưu Bị tin tưởng nhất.
Đáng chú ý nhất là vào những năm Triệu Vân đã cao tuổi, ông vẫn dũng mãnh tham gia chiến dịch phạt Bắc cùng Gia Cát Lượng. Trong đó trận chiến tại Cơ Cốc có thể nói là trận đánh lớn cuối cùng nhưng cũng là trận thất bại gần như duy nhất trong đời Triệu Vân.
Theo Tam Quốc Chí, trận chiến Cơ Cốc xảy ra trong lần đầu phạt Bắc của Gia Cát Lượng, Thục Hán Triệu Vân và Ngụy Quốc Tào Chân có một trận quyết chiến. Trong trận chiến Cơ Cốc, chủ soái Thục Hán là Triệu Vân, tướng lĩnh chủ yếu là Đặng Chi; còn bên kia chiến tuyến, chủ soái là Tào Chân cùng một số tướng lĩnh tham chiến khác. Kết quả trận chiến là Triệu Vân bại trận phải lui binh.
Bối cảnh trận chiến Cơ Cốc bắt đầu từ năm Kiến An thứ 6, Gia Cát Lượng sau khi trình lên Hậu chủ Lưu Thiện "Xuất sư biểu" liền xuất binh phạt Bắc. Triệu Vân và Đặng Chi được coi là chủ lực trong lần tiến quân này. Triệu Vân và Đăng Chi dẫn số ít quân lính thực hiện kế nghi binh, chiếm Cơ Cốc, khiến quân Ngụy nghĩ rằng hướng tiến quân của Thục là công đánh cố đô Trường An.
Trên cơ sở đó, Gia Cát Lượng dẫn đại quân chủ của Thục Hán tiến đánh dải Lũng Hữu của Tào Ngụy, khiến quân Ngụy bất ngờ không có sự đề phòng chuẩn bị. Do đó ba quận Nam An, Thiên Thủy và An Định tại Lũng Hữu không có cách nào chống đỡ, các thái thú ba quận thậm chí còn bỏ thành tháo chạy về phía Đông.
Để ngăn cản sự tiến bước của quân đội Thục Hán, Tào Ngụy đã cử mãnh tướng Tào Chân đích thân dẫn đại quân đi kháng Thục. Sau đó, Triệu Vân dẫn một số ít binh lính thành công trong việc dẫn dụ đại quân của Tào Chân đến lối vào Cơ Cốc, hình thành thế giằng co đối đầu. Lúc này, nếu không phải Mã Tốc tự ý thay đổi chiến thuật, làm Nhai Đình thất thủ, thì Triệu Vân vẫn có thể tiếp tục giữ chân Tào Chân thêm một thời gian dài, giúp Gia Cát Lượng chiến thắng trong cuộc chiến thời gian với Tư Mã Ý ở Lũng Hữu.
Mã Tốc được Gia Cát Lượng lựa chọn là đệ tử chân truyền. Vì trước đó góp công trong chiến dịch bình định phía Nam, nên trong chiến dịch phạt Bắc lần này được Gia Cát Lượng tin tưởng giao cho trấn thủ Nhai Đình. Tuy nhiên vì tự cho mình là thông minh, Mã Tốc đã làm trái kế sách ban đầu Gia Cát Lượng, thay vì đóng quân ở đường lớn gần nguồn nước để dễ dàng cố thủ, Mã Tốc mang quân đóng trại trên núi với ý đồ từ trên núi đánh xuống thế như trẻ tre.
Lúc này tướng quân Tào Ngụy là Trương Cáp nhận lệnh bao vây chân núi, chiếm lấy nguồn nước. Quân của Mã Tốc trở nên rối loạn vì thiếu nước và bị Trương Cáp tiến công tiêu diệt. Hay tin Trương Cáp chiếm được Nhai Đình, Tào Chân liền xuất binh tổng lực công đánh Triệu Vân.
Phía Triệu Vân do chỉ dẫn theo số ít quân lính nên không có cách nào chống đỡ. Thế nhưng nhờ vào kinh nghiệm chiến đấu phong phú, Triệu Vân nhanh chóng tập hợp lại các tản binh, cố thủ Cơ Cốc, nhờ đó đã giúp giảm thiểu đáng kể tổn thất cho quân đội Thục Hán. Mất Nhai Đình, Gia Cát Lượng cũng mất đi bàn đạp quan trọng nên đành lui quân từ bỏ chiến dịch phạt Bắc lần đầu.
Sau khi Gia Cát Lượng đang lui binh, Triệu Vân cũng bắt đầu rút quân từ Cơ Cốc, quân Tào Chân thấy vậy liền thừa thế truy kích, Triệu Vân chủ động ở lại bọc hậu phía sau. Trước tình thế nguy cấp, Triệu Vân quyết định phóng hỏa thiêu rụi Cơ Cốc, đốt cháy con hẻm duy nhất nối giữa Trung Nguyên và Thục Địa, khiến Tào Chân không thể tiếp tục truy đuổi.
Vì vậy trong trận chiến Cơ Cốc, Triệu Vân do quân ít thế yếu đã phải chịu thất bại trước đại tướng Tào Chân của Ngụy Quốc. Tuy nhiên trong tình thế lui quân cấp bách, Triệu Vân vẫn bình tĩnh ứng phó, giúp Thục quân giảm thiểu tối đa tổn thất, có thế nói tuy bại nhưng công vẫn lớn.
Trận chiến năm đó Triệu Vân cũng đã cao tuổi, nên Cơ Cốc chính là trận chiến cuối cùng trong đời Triệu Vân. Năm Kiến An thứ 7, một năm sau trận Cơ Cốc, Triệu Vân bệnh nặng qua đời, Ngũ Hổ Tướng của Thục Hán cũng biến mất từ đây.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng
Cô gái 20 tuổi gốc Ấn Độ lấy cùng lúc 5 anh em: Gia đình một vợ và 5 chồng, 6 người hiện nay ra sao?
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
Loài vật vừa mới được phát hiện ở Việt Nam, chưa từng xuất hiện trên thế giới
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội