Khám phá

Trận đánh khiến hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa thảm bại đến 'chết không nhắm mắt'

Hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa Đường Thái Tông từng phải chuốc lấy thất bại nặng nề khi đem quân xâm lược bán đảo Triều Tiên và đó cũng là tâm nguyện mà đến chết Thái Tông cũng không kịp hoàn thành.

6 vương quốc cổ đại hùng mạnh bị lịch sử lãng quên / Cảnh khó tin ở thiên hà xoáy qua kính Hubble

DÒNG SỰ KIỆN HOT: ĐỘC, LẠ NHẤT VIỆT NAM
Trong lịch sử Trung Hoa có duy nhất hai hoàng đế từng đặt chân lên bán đảo Triều Tiên, đó là Tùy Dạng Đế và Đường Thái Tông. Tùy Dạng Đế được phác họa là một trong những hoàng đế tồi tệ nhất, những cuộc chinh chiến liên miên với các vương quốc ở bán đảo Triều Tiên là nguyên nhân khiến nhà Tùy diệt vong.
Tran danh khien hoang de vi dai nhat Trung Hoa tham bai den “chet khong nham mat”
Hoàng đế Trung Hoa Đường Thái Tông trong bộ phim "Đại chiến thành Ansi".

Đường Thái Tông Lý Thế Dân được coi là hoàng đế vĩ đại nhất Trung Hoa, nhưng điều đó không có nghĩa là hoàng đế nhà Đường không phải nếm thất bại muối mặt.
Trận đánh lịch sử

Năm 645, đích thân Đường Thái Tông dẫn 50 vạn quân binh, bao gồm cả dân phu tấn công vương quốc Goguryeo (Cao Câu Ly) ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. Chiến dịch quân sự chinh phạt Cao Câu Ly là kết quả của cuộc binh biến năm 642, với việc nhà vua Cao Câu Ly mới lên nắm quyền có xu hướng thù địch với Trung Hoa thời nhà Đường.
Đường Thái Tông ban đầu chủ trương buộc Cao Câu Ly thuần phục bằng chiến lược hòa bình, nhưng vì vương quốc này không hợp tác, đến năm 644, hoàng đế nhà Đường mới lên kế hoạch chinh phạt.
Mùa xuân năm 645, đại quân nhà Đường bất ngờ ồ ạt tràn vào lãnh thổ Cao Câu Ly. Đường Thái Tông đích thân ra chiến trường cùng tướng Lý Tích. Những chiến thắng dễ dàng ban đầu khiến Đường Thái Tông nghĩ đến ngày tiến vào kinh đô Bình Nhưỡng của vương quốc Cao Câu Ly.
Hoàng đế Đường Thái Tông đặt mục tiêu đánh chiếm thành An Thị (ANSI) – thành trì chiến lược thuộc tỉnh Liêu Ninh. Cao Câu Ly quyết tâm không để mất An Thị, với việc điều thêm 15 vạn quân đến ứng phó.
Quân Đường với khí thế ngút trời, tấn công thành An Thị bằng nhiều vũ khí công thành, như xe bắn đá và vũ khí chuyên phá cổng thành. Tuy nhiên, thành An Thị dưới sự chỉ huy của mãnh tướng Dương Vạn Xuân đã kiên cường đẩy lùi đợt tấn công của quân Đường.
Kết quả là hoàng đế Đường Thái Tông nổi giận đến mức ra lệnh giết chết mọi người già trẻ, lớn bé trong thành nếu chiếm được An Thị. Điều này khiến chiến dịch công thành của quân Đường ngày càng rơi vào bế tắc.
Một đêm nọ, vài ngàn binh sĩ Cao Câu Ly ra ngoài thành với ý định đánh úp quân Đường nhưng bị hoàng đế Đường Thái Tông và quân tinh nhuệ ngăn chặn thành công.
Sử sách Hàn Quốc ngày nay chép rằng, 50 vạn binh sĩ và dân phu được hoàng đế Đường Thái Tông huy động để xây thành lũy ở phía đông nam thành An Thị. Mỗi ngày, thành lũy được xây đắp để mở đường cho đại quân Đường tràn vào thành.
Một ngày nọ, một phần gò đất bỗng nhiên bị sạt lở. Khối đất đá đè lên bờ tường và tạo nên chiếc cầu giúp Dương Vạn Xuân kéo quân sang phản công. Đường Thái Tông đích thân tham chiến suốt 3 ngày đêm nhằm giành lại thành lũy nhưng không thành công.
Tâm nguyện dang dở
Trong bối cảnh binh sĩ sức cùng lực kiệt, lại sắp hết lương thảo cùng mùa đông lạnh giá cận kề, Đường Thái Tông đành hạ lệnh rút lui. Sử sách Hàn Quốc chép rằng, trong quá trình lui quân, Đường Thái Tông trúng tên vào mắt, trở về thành Trường An trong tình trạng bị thương nặng.
Nhưng các sử gia Trung Hoa sau này đều không hề nhắc đến chi tiết này. Nhà Đường cũng chỉ thông báo rằng có 2.000 binh sĩ tử trận trong 3 tháng vây hãm thành An Thị. Con số này cho đến nay vẫn còn gây tranh cãi vì quy mô chiến dịch, cũng như số lượng dân phu khổng lồ nhà Đường đem sang đất Goguryeo.
Thất bại thảm hại cũng khiến hoàng đế Đường Thái Tông hết sức đau lòng. Cả cuộc đời ông đích thân cầm quân chinh chiến, hiếm có khi nào phải ra về tay trắng như vậy. Năm 645, Đường Thái Tông ra lệnh xây dựng đền Minzhong – ngôi đền cổ xưa nhất ở Bắc Kinh, để tưởng nhớ các binh sĩ bỏ mạng tại thành An Thị.
Sử sách Trung Quốc chép rằng, Đường Thái Tông từng thốt lên: "Ngụy Trưng mà còn sống thì hẳn đã cản trẫm thân chinh lần này". Ngụy Trưng là một đại thần nhà Đường, là người rất thẳng thắn mà chỉ trích Đường Thái Tông nếu như hoàng đế có những quyết sách sai lầm.
3 năm sau, Đường Thái Tông một lần nữa ra lệnh chuẩn bị quân đội, lương thảo cho chiến dịch chinh phạt Goguryeo lần hai nhằm “rửa hận” cho thất bại ở An Thị. Tuy nhiên, sức khỏe hoàng đế nhà Đường khi đó ngày càng suy yếu, khiến ông băng hà mà chưa kịp hoàn thành nốt tâm nguyện cuối cùng.
Các học giả Trung Quốc sau này đồn đoán rằng, Đường Thái Tông có thể đã bị thương khi đánh thành An Thị, hoặc là hoàng đế quá đau lòng vì thất bại nặng nề, để rồi không còn có thể dãn đại quân quay trở lại Cao Câu Ly.
Ngày nay, Hàn Quốc coi trận đánh thành An Thị là biểu tượng của tinh thần chiến đấu kiên cường chống quân xâm lược nhà Đường. Ngược lại, trận đánh này được giảm nhẹ hoặc chỉ được nhắc đến qua loa trong sử sách Trung Quốc.
Theo danviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm