Trận đánh kinh điển khiến kẻ thù chết sạch, 6 tướng địch phải tự sát
DNVN – Đây là trận đánh kinh điển của khởi nghĩa Lam Sơn, đồng thời là một trong những trận quyết định thắng lợi của nghĩa quân về sau. Trong trận đánh này, không một tên xâm lược nào chạy thoát.
Top 5 danh tướng giỏi nhất lịch sử Việt Nam / Nữ tướng của Hai Bà Trưng: Người sinh con nơi tiền tuyến, kẻ ăn mày trong hang địch
Theo sách "Việt sử tiêu án", trong trận Xương Giang (1427) giữa nghĩa quân Lam Sơn và đội quân xâm lược nhà Minh là một trong những trận đánh quyết định trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trong trận đánh này, không có bất kỳ tên lính xâm lược nào chạy thoát.
Trận Xương Giang diễn ra tại thành Xương Giang, thuộc địa phận các thôn Nam Giang, Đông Giang thuộc xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang hiện nay. Theo sách "Lam Sơn thực lục", trận đánh thành Xương Giang có sự tham gia của những danh tướng của nghĩa quân Lam Sơn như Lê Sát, Lê Thụ, Nguyễn Lý, Trần Nguyên Hãn, Lê Lãnh.
Trận Xương Giang khiến kẻ thù chết sạch, 6 tướng địch phải tự sát
Các tướng nhà Minh trấn giữ thành Xương Giang là Kim Dận, Lý Nhậm, Mã Trí, Lưu Nhuận, Lưu Tử Phụ và Cố Phúc. Trong đó, Lý Nhậm là viên tướng mới đến nhậm chức tại đây. Các tướng Minh rất chú trọng việc giữ thành làm điểm tựa trên đường rút lui, cho viện binh tiến sang.
Sau 9 tháng tấn công liên tục, trải qua nhiều trận kịch chiến, nghĩa quân Lam Sơn cuối cùng cũng hạ được thành. 6 viên tướng nhà Minh gồm Lý Nhậm, Kim Dận, Cố Phúc, Mã Trí, Lưu Thuận, Lưu Tử Phụ đều phải tự tử. Số quân Minh trong thành bị tiêu diệt và đầu hàng, không một tên giặc nào chạy thoát.
Việc hạ thành Xương Giang góp phần đẩy nhanh hơn quá trình tiêu diệt cánh quân viện binh của Liễu Thăng - Thôi Tụ, làm tan rã ý chí chiến đấu của cánh quân viện binh của Mộc Thạnh; ý chí kháng cự của 100.000 quân Minh của Vương Thông ở thành Đông Quan. Chiến thắng Xương Giang góp phần đẩy nhanh thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.
Trận đánh cuối cùng trong khởi nghĩa Lam Sơn là vây thành Đông Quan (1427). Trong chiến dịch này, 100.000 quân Minh do Tổng binh Vương Thông cầm đầu bị vây chặt ở thành Đông Quan (thành Thăng Long). Cuối cùng, chúng phải đầu hàng, rút quân về nước, chiến tranh kết thúc.
Theo sách "Lam Sơn thực lục", đêm 22/11/1426, chiến dịch lấy thành Đông Quan được mở đầu bằng trận tập kích 3 mặt thành. Mặt phía Đông do Trần Nguyên Hãn chỉ huy, mặt phía Tây do Đinh Lễ chỉ huy, mặt phía Nam do Lê Lợi đích thân chỉ huy quân chủ lực tấn công. Sau cuộc tập kích này, mọi doanh trại đóng ngoài Đông Quan của quân Minh đều bị phá vỡ, tàn quân địch phải rút chạy vào thành cố thủ. Trong thế đường cùng, Vương Thông đầu hàng. Sau khi lên ngôi, Lê Lợi đã cho đổi thành Đông Quan thành Đông Kinh.
Doanh Doanh (tổng hợp)
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ngư dân bất ngờ vớt được khối gỗ ước tính hơn 3.455 tỷ đồng
Nhặt bừa viên đá chặn cửa nhiều thập kỷ, cụ bà đến khi mất cũng không biết mình từng sở hữu báu vật
Chỉ 4 cao thủ có thể đánh bại Cưu Ma Trí trong Thiên Long Bát Bộ: Ba trong đó là sư huynh đệ
CLIP: Quạ đen phản đòn xuất sắc, hạ gục chim ưng để thoát hiểm
Cận cảnh khu mộ 50 tỷ đồng của vợ cũ vị đại gia nổi tiếng nhất Bình Dương
Cao thủ có con mắt tinh tường nhất của Kim Dung: Cả đời nhận 4 đồ đệ, hai trong đó là đệ nhất thiên hạ
Cột tin quảng cáo