Trận đánh Lưu Bị dẫn theo “tứ hổ thượng tướng”, nhất chiến xưng vương
Gia Cát Lượng hay Lỗ Túc chia ba thiên hạ thời Tam quốc? / Tam quốc diễn nghĩa: Không phải thần y, vì sao Gia Cát Lượng có thể chữa được bệnh cho Chu Du?
Đại chiến Hán Trung, một trong những trận đại chiến lớn nhất trong Tam quốc diễn nghĩa. Lưu Bị đích thân chỉ huy Thục Quân khiêu chiến với đại quân hùng mạnh của Tào Tháo. Mặc dù sử sách không ghi rõ binh lực tham chiến của hai bên nhưng đây là trận đại chiến quy tụ nhiều danh tướng đương thời nhất trong lịch sử Tam Quốc.
Chủ soái hai bên của trận đại chiến này chính là thủ lĩnh của hai thế lực đương thời: Lưu Bị và Tào Tháo. Lưu Bị dẫn theo "tứ hổ" trong "ngũ hổ thượng tướng" gồm: Trương Phi, Mã Siêu, Triệu Vân, Hoàng Trung. Mãnh tướng tham chiến cùng Tào Tháo gồm có: Hạ Hầu Uyên, Tào Hưu, Tào Chân, Tào Hồng, Trương Hợp, Từ Hoảng, Quách Hoài.
Ảnh minh họa.
Những danh tướng kể trên dù lấy ra bất kỳ một cái tên nào ra thì đều là danh tướng chiến tích lẫy lừng thời Tam Quốc, thêm việc thủ lĩnh hai bên đích thân làm chủ soái đủ để chứng tỏ tầm quan trọng và quy mô cực lớn của trận đại chiến này.
Tháng 7 năm Công Nguyên 218, Lưu Bị giao cho Gia Cát Lượng trấn giữ đại bản doanh Thành Đô, sau đó đích thân mang theo Pháp Chính, Hoàng Trung, Ngụy Diên dẫn quân tiến về Hán Trung. Trước đó, Lưu Bị cũng đã phải Trương Phi, Mã Siêu, Ngô Lan đến Võ Đô, đánh vào bên sườn của khu vực Hán Trung.
Khu vực bên sườn Hàn Trung do một đại tướng quân Tào là Tào Hồng trấn thủ. Trương Phi đã đưa ra một kế, chia quân làm hai hướng, một hướng sẽ do Dương Tín dẫn quân cắt đứt hậu quân của Tào Hồng. Lúc trước cũng nhờ kế này mà Trương Phi đánh bại Trương Hợp. Tuy nhiên Tào Hồng không những không trúng kế mà còn đánh bại Trương Phi, Thục tướng Lôi Động và Ngô Lan tử trận.
Tháng 9, Tào Tháo đích thân từ Hứa Đô đến Trường An để trực tiếp chỉ huy đại chiến.
Lưu Bị lúc này cũng đích thân dẫn đại quân công kích cửa ngõ của Hán Trung là ải Dương Bình, nhưng gặp phải sự kháng cự quyết liệt của Hạ Hầu Uyên và Trương Hợp. Lưu Bị nhiều lần dẫn quân tinh nhuệ công thành nhưng không phá được thế thủ của hai đại tướng quân Tào.
Cứ như thế, Thục Quân và Tào Quân tại Dương Bình giằng co gần một năm. Chiến tranh thời cổ đại là như vậy, nếu không phải là đối mặt xông pha chiến tử, thì sẽ là thi đấu về thời gian, so bì hậu cần quân lương.
Công Nguyên 219, Lưu Bị nhận ra đây không phải là kế sách tốt, quyết định lặng lẽ dẫn quan vượt qua nhánh sông Hàn Thủy, tiến đến cửa ngõ phía Tây của Hán Trung là núi Định Quân. Định Quân sơn phòng bị yếu ớt, rất nhanh đã bị Lưu Bị công chiếm, giành lấy thế chủ động của trận chiến tại Hán Trung.
Định Quân sơn vừa mất, quân Táo rơi vào tình thế nguy cấp, Hạ Hầu Uyên vội dẫn quân đi cướp lại Định Quân. Tuy nhiên Lưu Bị sớm đã dự liệu được việc này nên đã phái Hoàng Trung mai phục trên đường. Hạ Hầu Uyên tử trận, quân Tào ở Hán Trung hoảng loạng bất an, Tào Tháo căm phẫn, đích thân dẫn 20 vạn đại quân tiến đánh Định Sơn. Tuy nhiên Lưu Bị đã sớm tiên liệu, tận dụng địa thế, dàn trận phòng thủ.
Lưu Bị nắm giữ thế trận, cho rằng Tào Tháo đã đích thân đến đây thì chứng tỏ cũng không có cách giải quyết gì khác, như vậy sớm muộn Hán Trung cũng thuộc về mình. Lưu Bị quyết định án binh trên núi, chiếm cứ vùng hiểm yếu, cố thủ không chiến.
Đại quân Tào Tháo hành quân viễn chinh, không thể nào chịu đựng được cuộc chiến kéo dài. Kết quả một tháng sau, lương thảo cạn kiệt, sĩ khí và sức lực của quân Tào đều rệu rã.
Vào một buổi tối, Hạ Hầu Đôn chạy đến xin Tào Tháo khẩu lệnh, Tào Thào nói bừa là "gân gà". Dương Tu nghe xong quân lệnh là "gân gà" liền thu dọn hành lý, chuẩn bị lên đường rút quân. Binh sĩ trong doanh trại nghe lời giải thích của Dương Tu cũng tức tốc về trại thu xếp. Tào Tháo biết chuyện rất tức giận, nói rằng "Dương Tu tung tin đồn nhảm gây rối loạn lòng quân", ngay tức khắc ra lệnh chém đầu Dương Tu.
Diễn biến sau đó, Hoàng Trung phát hiện được đội quan áp tải lương thảo cứu trợ của đại quân Tào Tháo, liền dẫn binh tiến đến cướp lương, kết quả trúng phải mai phục phải lui binh tháo chạy. Quân Tào thừa thế đuổi theo, đuổi đến tận doanh trại của Triệu Vân.
Tào quân nhìn thấy cờ hiệu của Triệu Vân, cổng doanh trại lại mở toang, nghĩ rằng có mai phục nên rút quân quay về. Lúc này Triệu Vân bất ngờ nhân cơ hội phản kích đánh tan đội quân lương tiếp tế của Tào Tháo.
Tào Tháo cuối cùng cũng phải chấp nhận thực tế không còn cách nào để chiến đấu tiếp. Tháng 5 năm Công Nguyên 219, Tào Tháo rút quân quay về Trường An. Hán Trung chính thức thuộc về Lưu Bị.
Các địa bàn của Lưu Bị lúc này có Kinh Châu là mượn được, Ích Châu là lừa được, duy có Hán Trung là trải qua bao sương gió vất vả đường đường chính chính đánh chiếm được. Trận chiến Hán Trung chắc chắn là trận chiến huy hoàng nhất trong cuộc đời của Lưu Bị.
Sau khi đoạt được Hán Trung, sĩ khí quân Thục tăng cao, nhiều tướng lĩnh khuyên Lưu Bị xưng đế, Lưu Bị không dám. Mặc dù Lưu Bị cũng thuộc dòng dõi Hán Thất, nhưng ông chỉ dám lấy danh nghĩa để phạt Tào. Cuối cùng theo ý kiến của Gia Cát Lượng, Lưu Bị tự xưng là Hán Trung Vương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất