Khám phá

Tam quốc diễn nghĩa: Không phải thần y, vì sao Gia Cát Lượng có thể chữa được bệnh cho Chu Du?

Trước trận chiến Xích Bích, Chu Du ngày đêm nghĩ kế sách, lo lắng đến độ nôn ra máu ngã. Sau khi Gia Cát Lượng biết chuyện, đã ra một liều thuốc đặc biệt, lập tức trị dứt bệnh của Chu Du.

Không phải Chu Du hay Lã Mông đây mới là người cứu mạng Tôn Quyền lúc nguy nan / Chu Du, thiên tài thao lược nhưng đoản mệnh thời Tam Quốc, đang an giấc ngàn thu ở đâu?

Trong thời Tam quốc, có thể nói Xích Bích là trận chiến trọng yếu nhất, quyết định thế chân vạc chia ba thiên hạ. Tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung đã miêu tả vô cùng sống động về cuộc chiến này.

Các văn nhân đời sau cũng thi nhau cảm khái về trận đại chiến này. Tô Đông Pha viết 2 bài phú về Xích Bích, Đỗ Phủ cũng từng làm thơ: “Đông phong bất dữ Chu Lang tiện. Đồng Tước xuân thâm tỏa nhị Kiều” (Gió đông nếu chẳng giúp Chu Lang. Cảnh xuân thâm nghiêm đài Đồng Tước đã khóa chặt 2 nàng Kiều).

Chu Du trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Chu Du trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Trong Tam quốc diễn nghĩa, mùa xuân năm 208, Chu Du dẫn đại quân chiếm lĩnh Giang Hạ. Tháng 9, đại quân Tào Tháo cũng đoạt được Kinh Châu. Quân đội Đông Ngô và quân Tào cùng dàn quân, một bên ở Giang Nam, một bên dàn quân Giang Bắc, cuộc đại chiến diễn ra. Tào Tháo có hùng tâm nhất thống thiên hạ, và dẫn đại quân 80 vạn, quyết chí thôn tính Đông Ngô.

Đối diện với đại quân Tào Tháo áp sát biên giới, nội bộ Đông Ngô xuất hiện hai phái chủ hòa và chủ chiến. Phái chủ hòa cho rằng Tào Tháo danh chính ngôn thuận, hơn nữa sức mạnh quân sự cường thịnh, Đông Ngô sẽ không chống đỡ nổi một trận.

Khi đó, với sự thương thuyết của Gia Cát Lượng, Thục và Ngô đã kết liên minh để chống Tào. Tuy nhiên, liên quân Thục - Ngô chỉ vỏn vẹn có mấy vạn người, lại phải đối diện với Tào Tháo với 80 vạn đại quân đang áp sát.

Hai kẻ quốc sĩ anh tài của Tôn – Lưu là Chu Du và Gia Cát Lượng trở thành những nhân vật chính trong cuộc đại chiến lần này. Khi cùng ở trong quân bàn kế, không hẹn mà gặp, Chu Du, Gia Cát Lượng cùng nghĩ ra diệu kế phá giặc, xòe lòng bàn tay cho nhau xem, cả hai đều thấy ghi một chữ “Hỏa” (hỏa công).

Để chuẩn bị cho trận hỏa công quyết định của mình, Chu Du đã nhắm trúng nhược điểm của Tào Tháo mà bày ra liên hoàn kế. Trước hết, Du lợi dụng Tưởng Cán (đang là mưu sĩ dưới trướng quân Tào), bày kế ly gián, giả viết mật thư hẹn Trương Doãn, Sái Mạo làm tay trong phản Tào. Sau đó, Chu Du cố tình để bức thư ấy lọt vào tay Tưởng Cán.

 

Sau khi Tưởng Cán trở về doanh trại, vội tìm Tào Tháo mật báo chuyện này. Quả nhiên, Tào Tháo mắc mưu, xem thư nổi giận, quát võ sĩ mang hai người ra chém. Hai Đại tướng thủy sư đô đốc Kinh Châu dày dặn kinh nghiệm chết đi, Chu Du chính là người vui mừng nhất. Bởi ông hiểu từ đó trở đi quân Tào vốn không quen sông nước thủy chiến, căn bản không còn gây được bất kể khó dễ nào cho thủy quân Đông Ngô thiện nghệ.

Tiếp theo cố ý đánh Hoàng Cái, sử dụng khổ nhục kế, để qua mặt Tào Tháo, nhưng lúc tất cả đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc hỏa thiêu quân Tào, Chu Du lại bỗng nhiên ngã xuống đất, miệng phun máu tươi và bất tỉnh, các danh y cũng phải bó tay.

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Không phải thần y, vì sao Gia Cát Lượng có thể chữa được bệnh cho Chu Du? (Hình 2).

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Đang khi lâm trận đánh địch, chủ soái ngã bệnh, doanh trại quân Ngô trên dưới đều hoang mang, tinh thần dao động. Lỗ Túc, khi ấy làm tham quân, cũng buồn bực vô cùng, âu sầu phiền não, bèn đến tìm Gia Cát Lượng thỉnh giáo. Vừa nghe xong chuyện, Gia Cát Lượng cười lớn, tự tin tuyên bố rằng mình có thể chữa lành được bệnh cho Chu Du, bèn theo Lỗ Túc đến doanh trại thăm hỏi bệnh tình Đô đốc.

Nhìn thấy Chu Du, Gia Cát Lượng xem tình trạng của ông và nói: “Đô đốc có phải cảm thấy trong tâm bứt rứt không?”. Chu Du nói phải. Gia Cát Lượng nói: “Tình trạng này của ngài phải dùng thuốc hạ nhiệt“. Chu Du nói: “Đã uống hết rồi, đều vô dụng”.

Thấy vậy, Gia Cát Lượng nói: “Muốn trị bệnh của ngài, trước hết phải thuận khí”. Chu Du nghe ra ý tứ, vội hỏi: “Vậy uống thuốc gì có thể thuận khí?”. Gia Cát Lượng cười: “Ta có một phương thuốc, có thể làm cho đô đốc thuận khí”.

 

TV Show - Tam quốc diễn nghĩa: Không phải thần y, vì sao Gia Cát Lượng có thể chữa được bệnh cho Chu Du? (Hình 3).

Chu Du và Gia Cát Lượng.

Gia Cát Lượng sai người lấy giấy bút, viết lên đó 16 chữ rồi đưa cho Chu Du đọc, viết rằng: “Muốn phá Tào công, phải dùng hỏa công, muôn sự đủ cả, chỉ thiếu gió Đông". Chu Du thấy vậy bèn đem chuyện khổ tâm ra kể hết, trong lòng không khỏi thán phục Khổng Minh là bậc thần nhân. Chính là Chu Du “bách mật nhất sơ” (trăm cái cẩn thận, một điều sơ sẩy) nên mới vướng phải nỗi đau này. Muốn dùng hỏa công nhưng lại quên mất yếu tố mấu chốt nhất là hướng gió.

Chu Du thấy Gia Cát Lượng vừa nhìn qua đã xem thấu bệnh của mình, liền hỏi: “Vậy tiên sinh có thuốc gì có thể trị bệnh của ta không?”. Gia Cát Lượng nói: “Ta có thể mượn gió lớn Đông Nam trong ba ngày ba đêm, trợ giúp đô đốc dùng binh”. Chu Du nghe xong vui mừng, ngồi bật dậy, lập tức khỏi bệnh.

Có thể thấy căn bệnh của Chu Du ở đây là tâm bệnh, khi biết lúc này đang là mùa đông, chỉ có gió Tây Bắc thổi mạnh, đánh hỏa công thì chẳng khác gì tự thiêu rụi mình. Chu Du đổ sụp, vì bao công sức lại sập ngay trước mắt, thành ra bệnh nặng không dậy nổi.

Gia Cát Lượng biết nếu chẳng có gió Đông Nam, mọi cơ mưu, kế sách của Chu Du sẽ đều tan thành bọt nước, hết thảy tâm huyết lao lực bấy lâu cũng trôi theo dòng Trường Giang mà đổ ra biển. Khi ấy quả thực là thành bại đột ngột chuyển dời chỉ vì một ngọn gió.

Vì đoán ra được nguồn cơn tâm bệnh của Chu Du và có thể mượn gió Đông Nam nên Gia Cát Lượng mới tự tin tuyên bố rằng mình có thể chữa lành được bệnh cho Chu Du. Quả thật liệu thuộc đặc biệt này của Gia Cát Lượng đã khiến Chu Du khỏe lại và cùng nhau đánh bại Tào Tháo trong trận Xích Bích.

 

Theo Quốc tiệp/Người đưa tin
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm