Trăn khổng lồ siết cá sấu caiman 'thừa sống thiếu chết' trong cuộc chiến kịch tính tới phút chót
Nhờ rong rêu, các nhà khoa học tìm ra hành trình cuối cùng của người tiền sử niên đại 5.300 năm tuổi / Mây cực hiếm, bão cát hung bạo 'xé toạc' bầu trời và loạt ảnh thời tiết siêu ấn tượng
Khi đang có chuyến du lịch ở Pantanal, Brazil, nhiếp ảnh gia Kevin Dooley, 58 tuổi, trông thấy một con trăn anaconda đang chiến đấu với một con cá sấu caiman trong vùng nước ngập. Con trăn quấn quanh và siết chặt con cá sấu khiến cả 4 chân của cá sấu đều gãy. Cá sấu tìm cách cắn vào cổ trăn nhưng không thể khiến đối phương bị thương nghiêm trọng.
Theo Dooley, cuộc chiến kết thúc trong tình trạng con trăn anaconda khổng lồ dài khoảng 8,5 mét trượt xuống nước. Trong khi con trăn thừa sức ăn thịt cá sấu, nó không làm vậy mà chỉ để đối thủ “thừa sống thiếu chết”. Nhiếp ảnh gia cho rằng, rất có thể, cá sấu caiman đã chết một thời gian sau trận chiến đó.
Cá sấu đã cố gắng cắn vào cổ con trăn, nhưng chỉ sau khi đối phương đã siết chặt cơ thể nó khiến cả 4 chân của cá sấu bị gãy. Trăn anaconda thường giết chết đối thủ bằng cách từ từ siết chặt con mồi cho tới khi nó chết ngạt. Tuy nhiên, trong dịp này, con trăn anaconda đã rời đi trong khi caiman vẫn còn sống - cho thấy nó không nhắm vào con cá sấu làm con mồi và có thể chính nó mới bị tấn công trước.
Trăn anacondas màu xanh là loài rắn lớn nhất thế giới - dài 9 mét và nặng tới 250 kg. Trong khi trăn lưới thường dài hơn, cơ thể chúng lại mỏng hơn và chỉ nặng bằng một nửa so với những con anacondas lớn nhất.
Cả trăn anacondas và cá sấu caiman đều sống ở các tuyến đường thủy ở Brazil, nơi chúng sử dụng chiến thuật săn mồi là lặn dưới nước chỉ ngoi mỗi mắt lên trên mặt nước cho đến khi con mồi lơ đễnh thì tấn công. Dù cá sấu caiman sẽ ăn hầu hết mọi thứ chúng có thể giết, nhưng trăn anacondas không phải là con mồi điển hình của chúng. Cá sấu thích ăn cá, động vật có vú và chim.
Nhiếp ảnh gia Dooley không xem trận chiến từ đầu nên không rõ cá sấu caiman hay trăn anconda là kẻ tấn công trước, dù con trăn chắc chắn đã phản ứng tốt hơn. Trong khi cá sấu caiman có thể cắn con trăn khi nó tự buông ra, con trăn đã trượt xuống nước, để lại đối thủ với các chân bị gãy.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi
Sự thật ngỡ ngàng về cây gỗ hóa thạch lớn nhất Việt Nam: Nặng đến 8 tấn, quý như kim cương, triệu năm không kiếm được!
Mất 7 năm gom được hơn 15 tấn gỗ mun, vị đại gia làm được bộ bàn ghế 'để đời' giá chục tỷ: Chiếc bàn là 4 tấn gỗ qúy
Chính điện bằng gỗ lim lớn nhất Việt Nam có nột thất dát vàng: 301 cột gỗ lim nguyên khối, ôm hai người mới hết