Trạng nguyên được vua vẽ chân dung đặt cạnh ngai vàng
Cách nhau gần 1000 năm, Quan Vũ thời Tam Quốc đã tiên tri chính xác sự kiện loạn Tĩnh Khang thời Bắc Tống: Chuyện rốt cuộc là thế nào? / Nếu Lưu Bị đánh bại Tôn Quyền, mối thù Đông Ngô giết Quan Vũ có được báo hay không?
Nguyễn Trực người làng Bối Khê, xã Tam Hưng, huyện Quốc Oai (Hà Nội) ngày nay. Theo các tài liệu gia phả, đến đời Nguyễn Trực, dòng họ ông đã trải qua 4 đời liên tiếp đỗ đại khoa. Cụ nội là tiến sĩ Nguyễn Từ Hữu, làm quan thời Trần, ông nội là tiến sĩ Nguyễn Bính dạy học ở Quốc Tử Giám, bố là tiến sĩ Nguyễn Thời Trung.
Khi đất nước bị nhà Minh xâm lược, Nguyễn Thời Trung lánh về phủ Quốc Oai, lấy bà Đỗ Thị Chừng rồi sinh ra Nguyễn Trực vào năm 1417. Sau khi Lê Thái Tổ lên ngôi, tiến sĩ Nguyễn Thời Trung được triều đình triệu về Thăng Long, giao làm Thư khố rồi Giáo thụ Quốc Tử Giám.
Sinh ra trong gia đình dòng dõi nức tiếng, Nguyễn Trực nổi tiếng là cậu bé thông minh, chăm học từ nhỏ. Ông gần như lúc nào cũng cầm quyển sách trên tay, thậm chí cả lúc đi chăn trâu cũng mang theo sách đọc, với đức tính ham học này, Nguyễn Trực được người trong vùng phong là “thần đồng đi chăn trâu”. Học giỏi từ nhỏ, ông đỗ đầu kỳ thi Hương năm 18 tuổi.
Năm Nhâm Tuất (1442), nhà Hậu Lê mở kỳ thi tiến sĩ đầu tiên của triều đại mới, Nguyễn Trực tham gia ứng thí. Trong kỳ thi Đình năm ấy, khi vua Lê ra đề “Luận về phép trị nước của các vương triều”, Nguyễn Trực đã làm bài rất xuất sắc, quan Chánh chủ khảo là Nhập nội Hành khiển Nguyễn Trãi rất hài lòng trước những kiến giải độc đáo, kiến thức uyên thâm của ông. Nguyễn Trãi đã không ngần ngại đệ lên vua Lê, lấy Nguyễn Trực đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ (trạng nguyên), đứng đầu trong số 33 tiến sĩ của kỳ thi này.
Sau khi đỗ trạng, Nguyễn Trực được vua ban sắc là Quốc Tử Giám thi thư, thưởng hiệu Á liệt khanh, ban áo mũ, ngựa trắng, cho tiến hành lễ vinh quy bái tổ.
Lăng Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực tại Văn Khê (xã Nghĩa Hương, Quốc Oai, Hà Nội).
Tuy vậy, ngay khi vừa đỗ trạng không lâu, thân phụ ông lại đột ngột qua đời, Nguyễn Trực phải ở nhà chịu tang 3 năm, đến năm 1444, dưới thời vua Lê Nhân Tông, Nguyễn Trực mới về triều làm quan. Ông được vua phong làm Triều nghị đại phu hàn lâm viện học sĩ, kiêm Ngự sử đài ngự sử thị đô úy.
Tự thấy mình còn trẻ lại được phong chức tước lớn, trong khi triều đình còn nhiều đại thần có công lớn trong khánh chiến chống quân Minh nhưng chức vụ thấp hơn, Nguyễn Trực dâng biểu tạ ân nhưng khiêm tốn không nhận, phải khi vua ra sắc dụ lần thứ 3 ông mới chịu nhận trọng trách.
Trong vai trò của quan ngự sử can gián nhà vua, Nguyễn Trực đã rất đúng mực, cương trực, thẳng thắn, không nể nang, run sợ, thiên vị bất cứ ai, tất cả hết lòng vì nước vì dân.
Trong thời gian làm quan, Nguyễn Trực từng cùng bảng nhãn Trịnh Thiết Trường được vua cử đi sứ sang nhà Minh (Trung Quốc). Sách Lịch triều hiến chương loại chí kể về giai thoại, khi tới nơi, thấy vua Minh đang mở kỳ thi tuyển chọn người tài, hai ông đã vào thi.
Kết quả Nguyễn Trực đỗ trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đỗ bảng nhãn, được vua Minh ban cho áo cẩm bào, phong làm Lưỡng quốc Trạng nguyên. Trở về nước, Nguyễn Trực được vua thăng làm Thượng thư và ban cho tám chữ vàng “Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã” (hoàn thành công danh ở cả hai nước).
Sau khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi, Nguyễn Trực tiếp tục được vua tin dùng. Ngay năm đầu tiên chấp chính, Lê Thánh Tông đã bổ nhiệm ông làm Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, Hàn lâm viện Thừa chỉ kiêm Tế tửu (Hiệu trưởng) Quốc Tử Giám.
Đảm nhận chức vụ đào tạo nhân tài cho đất nước, Nguyễn Trực đã biên soạn nhiều tài liệu giảng dạy cho nho sĩ đương thời, góp phần củng cố, phát triển nền giáo dục nước nhà, bản thân ông được nhân dân coi trọng, tôn làm bậc nho sư.
Với tài năng vượt bậc, những ý kiến của Nguyễn Trực thường rất được vua coi trọng. Trong quá trình soạn bộ sách “Thiên nam dư hạ tập”, mỗi khi xong tập nào, Lê Thánh Tông lại cho người mang tới để Nguyễn Trực đọc, cho ý kiến bình phẩm.
Được vua tin dùng là thế nhưng Nguyễn Trực nhiều lần xin cáo lão về quê. Năm Hồng Đức thứ 4 (1474), trạng nguyên Nguyễn Trực qua đời, thọ 57 tuổi. Tên tuổi của ông gắn liền với nhiều giai thoại đẹp đẽ, trở thành vị trạng nguyên đầu tiên của nhà Hậu Lê.
Văn chương nổi tiếng đương thời nên khi Nguyễn Trực về quê chịu tang mẹ, học trò trong vùng đã lũ lượt kéo tới nhà, khoản xin ông dạy học, nhiều học trò Nguyễn Trực đã đỗ đạt cao. Có giai thoại cho biết, trong thời gian này, vua Lê Nhân Tông đã cho người về quê vẽ lại hình quan trạng để bên cạnh ngai vàng, để vơi bớt nỗi nhớ ông. Đánh giá về Nguyễn Trực, danh sĩ Thân Nhân Trung từng viết: “Khai quốc trạng nguyên, văn chương vẻ vang trong nước, nổi tiếng một thời”. Triều vua nào cũng được yêu chuộng, giữ việc văn hành, ở ngôi quán các, là người khiêm tốn, trước sau vẹn toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Ở Việt Nam có một bộ tộc bí ẩn: Không mặc quần áo, dùng 'phép thuật' để tránh thai
Tiết lộ về phong tục của bộ lạc nguyên thủy ở châu Phi: Phụ nữ không bao giờ mặc áo, cả đời không tắm, đàn ông được lấy nhiều vợ
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Tại sao trái đất nặng 60 nghìn tỷ tấn lại có thể lơ lửng trong không gian mà không rơi?
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo