Trạng nguyên giỏi toán nhất Việt Nam: Phương Bắc phục sát đất, tên được đặt cho nhiều địa danh
Lý do Quan Vũ được cả cảnh sát lẫn xã hội đen Hong Kong thờ phụng, fan Tam Quốc chục năm chưa chắc đã biết / Loại cá giàu canxi gấp 6 lần cá chép, 10 lần cá lăng, được ví là ‘nhân sâm dưới nước'
Tỉnh Nam Định tự hào là đất học, nơi sản sinh ra nhiều nhân tài cho đất nước. Trong đó, không thể không nhắc đến Lương Thế Vinh. Ông là Trạng nguyên của Khoa thi năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông. Lương Thế Vinh vốn là người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam, nay thuộc huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông xuất thân trong gia đình không có truyền thống học hành, song lại thông minh hơn người, tinh thông văn thơ kinh sử, giỏi tính toán.
Sinh thời, Lương Thế Vinh được biết đến nhiều hơn với biệt danh Trạng Lường. Nguồn cơn cũng bởi trí thông minh kiệt xuất, tài đo lường, giải toán của ông. Sử sách của nước ta chép lại khá nhiều câu chuyện về Trạng Lường, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến bài toán cân voi của đoàn sứ bộ nhà Minh, bài toán đo chiều dày tờ giấy xé ra từ quyển sách của sứ nhà Thanh. Lần nào Trạng Lường cũng khiến đối phương phục sát đất.
Lương Thế Vinh chính là người đã viết ra cuốn Toán Pháp Đại Thành. Đây là cuốn sách toán học đầu tiên của nước ta, bên trong trình bày về các phương pháp tính toán. Cuốn Toán Pháp Đại Thành được đưa vào chương trình giáo dục và khoa cử suốt hơn 400 năm, đủ cho thấy nó có tầm quan trọng, ý nghĩa ra sao.
Đặc biệt, bàn tính gẩy đầu tiên của người Việt cũng là do người đàn ông này sáng chế ra. Mới đầu, nó là một chiếc bàn tính làm bằng trúc, gỗ, sơn màu khác nhau, rất dễ tính và dễ nhớ.
Trạng Lường có hơn 32 năm làm quan, từng giữ chức cao nhất trong Viện hàn lâm. Ngoài ra ông còn dạy học tại Quốc Tử Giám, Sùng Văn Quán, đào tạo ra không biết bao nhiêu nhân tài cho đất nước.
Sinh thời, vị trạng nguyên này được vua Lê Thánh Tông vô cùng quý mến và xem trọng lời nói của Trạng Lường. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại rằng, lần nào Trạng đứng ra khuyên xử tội quan lại làm sai vua đều nghe theo. Cùng với đó, ông được vua giao cho biên soạn nhiều biểu sớ quan trọng trong ngoại giao với nhà Minh.
Điều đáng chú ý ở Lương Thế Vinh là bên cạnh nghiên cứu toán học, ông còn rất giỏi Nho học, có tài năng gần như ở mọi khía cạnh, kể cả tôn giáo, âm nhạc. Vị trạng nguyên này từng viết ra cuốn Thích Giáo Khoa Phật Kinh Thập Giới (nói về 10 điều răn dạy của Đức Phật), Thiền Môn Giáo Khoa. Lương Thế Vinh còn tham gia soạn lễ nhạc triều đình, sáng tác nhạc, soạn cuốn Hý Phường Phả Lục, bàn về nghệ thuật chèo. Ông chính là người đặt nền móng cho loại hình múa rối nước.
Năm 1496, Lương Thế Vinh qua đời khi chỉ mới 55 tuổi. Vua Lê Thánh Tông vô cùng thương tiếc ông nên đã đích thân làm thơ Nôm gửi phúng biếu. Trong bài thơ đó có câu:“Lấy ai làm Trạng nước Nam ta?”.Tương truyền, Lương Thế Vinh từng 2 lần làm vua Lê Thánh Tông khóc. Lần đầu là khi ông vờ chết đuối thử lòng vua. Lần thứ hai là khi ông qua đời thật sự. Ngày nay, nhiều tỉnh thành ở Việt Nam lấy tên của Lương Thế Vinh để đặt cho các con đường, trường học...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Vớ được khối bầy nhầy bẩn thỉu, người đàn ông không ngờ đây là báu vật 35 tỷ giúp mình đổi đời sau một đêm
Long bào của Tần Thủy Hoàng là màu đen, vì sao sau này không có hoàng đế nào dám mặc? Lý do rất thực tế
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Cuộc đối đầu nảy lửa giữa chó Pitbull và cá sấu, cái kết đầy bất ngờ
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính