Trạng nguyên võ Việt Nam thi tuyển thế nào?
Vườn quốc gia Bạch Mã đẹp như “tiên cảnh” trong thảm sương mù giăng kín / Bí ẩn xác cá voi khổng lồ đột nhiên xuất hiện trong rừng rậm Amazon
Khoa thi đầu tiên
Mặc dù là quốc gia thường phải đương đầu với nạn ngoại xâm nhưng lịch sử thi võ để tuyển dụng người làm tướng ở Việt Nam tiến hành khá muộn.
Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Kiến văn tiểu lục thì đến năm 1723, chúa Trịnh Cương mới phỏng theo cách làm của triều Đường, triều Tống bên Trung Quốc, tổ chức khoa thi võ để tuyển dụng nhân tài võ học phục vụ cho quân đội của triều đình.
Chúa đặt lệ việc thi tuyển võ cũng thi hai cấp. Ở cấp địa phương gọi là Sở cử, được tổ chức vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Hạng đạt trong kỳ Sở cử thì được thi tiếp lên kỳ Bác cử vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi.
Để chuẩn bị cho kỳ thi võ đầu tiên, trước hết chúa cho lập nhà vũ học có chức năng như một trường đào tạo võ học của triều đình. Kế đó, chúa ban lệnh cho các địa phương đến năm Quý Mão (1723) tổ chức khoa thi võ tại các trấn. Truyền cho quan binh cùng trai tráng tuấn tú khắp nước, ai ham thích võ nghiệp thì đăng ký dự thi.
Nội dung kỳ thi này gồm 3 vòng thi. Vòng thứ nhất hỏi sơ qua 6 câu về đại nghĩa trong binh pháp Tôn Tử. Vòng thứ 2 thi các môn võ thuật và kỹ thuật chiến đấu gồm: cưỡi ngựa múa đâu mâu, bắn cung, lăn khiên, múa kiếm, đấu kích, chạy bộ múa đâu mâu, lại đấu kiếm. Mỗi môn chỉ thi một tao. Vòng thứ 3 thi về phương lược đánh trận và một bài thơ đường. Đầu đề do chúa nghĩ soạn.
Khoa thi võ đầu tiên này có 572 người dự thi. Sau vòng 1 có 188 người hơi hiểu thông về đại nghĩa trong binh pháp Tôn Tử được lấy đỗ, số còn lại bị hỏng. Về thi võ nghệ, trong 172 người lấy 12 người vào hạng tam thắng, 16 người vào hạng nhị thắng, 17 người vào hạng nhất thắng, 21 người vào hạng bình phân.
Ngoài ra có 6 người vào hạng thiếu 1 phân nhưng vì thân thể, diện mạo, can đảm, sức lực có phần hơi khá nên được lựa chọn lấy trúng. Lại có 14 người vào hạng nhất thắng, nhưng vì thân thể, diện mạo can đảm sức lực bình thường nên không được lấy trúng.
Sang năm 1724 là năm Giáp Thìn, triều đình tổ chức khoa thi Bác cử ở Thăng Long. Nội dung vẫn thi qua 3 vòng như ở kỳ thi Sở cử nhưng các yêu cầu cao hơn. Ở vòng thi thứ 2, triều đình cũng tổ chức chấm điểm rất linh động.
Giám khảo xem xét thể chất các sĩ tử rồi chia làm 3 hạng để phân phối thi từng hiệp. Trước hết thi cưỡi ngựa múa đâu mâu cùng phối hợp thi múa siêu đao, lăn khiên và đấu gươm giáo. Cộng kết quả các môn thi lại, đem các trận được trừ đi các trận thua để định người hơn kẻ kém. Nhưng trong số đó lại chia ra người có khí phách can đảm thì thăng một bậc, người kém lùi một bậc.
Cách kiểm tra xem ai can đảm, theo như Khâm định Việt sử thông giám cương mục là người ta lấy một cái dùi đồng bên ngoài có bọc rạ rồi đánh vào đầu sĩ tử 3 lần.
Nếu người nào không chớp mắt và thân thể không chấn động thì đạt. Những người đỗ qua 3 vòng thi trong kỳ thi Bác cử được gọi là Tạo sĩ (tương đương với Tiến sĩ Nho học) và được ban mũ áo và hưởng các nghi lễ như sĩ tử Nho học đỗ đạt.
Nếp thi cử võ học và những nghịch lý
Năm 1731 quy chế thi võ được sửa chữa lại. Theo đó, vẫn gồm 3 vòng thi nhưng quy định chi tiết là vòng 1 thi giương cung và múa siêu đao. Cung dùng loại nặng 55 cân, siêu đao dùng hạng nặng 30 cân và 24 cân. Sĩ tử phải giương được cánh cung hết cỡ và múa được thanh đao nặng đó tròn tít mới qua.
Vòng 2 so tài các môn võ nghệ như: bắn cung, múa kiếm, cưỡi ngựa múa mâu... Về bắn tên thì chia ra hai loại là cưỡi ngựa bắn và chạy bộ bắn. Cưỡi ngựa bắn tên thì đích cách 100 bước chân. Người thi phi ngựa chạy nhanh và bắn 3 phát tên. Nếu trúng được 1 phát trở lên thì lấy đỗ. Nội dung chạy bộ thì đích cách 80 bước, được phóng 5 phát tên, tùy trúng đích nhiều ít mà được xếp hạng ưu hay hạng thứ.
Qua các vòng thi bắn tên là đến thi múa mâu, kiếm, lăn khiên. Cuối cùng, người ta lựa sức vóc các sĩ tử rồi phân chia thành từng cặp để đấu với nhau cho quân binh sở trường sở đoản cũng như chiều cao cân nặng. Kỳ cuối cùng mới hỏi về phương pháp, mưu lược để đánh thành giữ đất. Qua đó để định thứ bậc tài năng.
Nề nếp này được duy trì cho đến hết triều Nguyễn thì chấm dứt cùng với sự cáo chung của nhà nước Phong kiến.
Nhìn vào chế độ thi cử nghề võ ta nhận thấy có những nghịch lý. Nước ta là nước thường xuyên phải đấu tranh chống ngoại xâm nhưng việc tuyển bổ nhân tài võ nghệ để giữ nước lại tiến hành rất muộn.
So với chế độ thi cử Nho học thì nó đã đi sau gần 800 năm. Từ 1070 đã có Văn miếu mở đầu cho chế độ khoa cử nhưng phải đến 1723 mới có khoa thi võ đầu tiên.
Lẽ tất nhiên từ các triều đại Lý, Trần, việc xây dựng quân đội đã được quan tâm nên mới có thể đánh thắng Tống, Nguyên bảo vệ được giang sơn. Nhưng ở phương diện tạo một “con đường” danh chính cho mọi người đam mê nghiệp binh tiến thân thì các triều đại Lý, Trần chưa có. Thời ấy người theo nghiệp võ thường là đi từ chỗ môn hạ của nhà quý tộc hoặc xuất thân từ lính mà ra.
Nghịch lý thứ hai là khi “sân chơi” đã được mở thì hiệu quả lại không như mong muốn. Nếu chế độ khoa bảng Nho học tạo ra nhiều Trạng nguyên, Tiến sĩ nổi danh giúp đời giúp nước thì từ lúc xuất hiện cho đến khi kết thúc, hiếm có võ tướng nổi danh nào xuất thân từ trường thi võ của triều đình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Bộ lạc nguyên thủy nhất thế giới, nơi phụ nữ cả đời không tắm bằng nước 1 lần nào
Tái hiện Hội thi tiến sỹ võ tại Festival Huế 2008. Ảnh: Đại biểu nhân dân.