Khám phá

Tranh cãi về chiếc ghế của Pharaoh

Khoảng 3.500 năm trước, một chiếc ghế gấp tương tự như chiếc được tìm thấy ở miền Bắc nước Đức đã được các nhà khảo cổ phát hiện ở Ai Cập. Có một dấu hỏi lớn đặt ra là phải chăng người Đức cổ đã đánh cắp mẫu của chiếc ghế này với thiết kế và kích cỡ giống nhau một cách lạ kỳ.

Giải mã con dao găm thần bí, làm từ thiên thạch của Pharaoh Ai Cập / Cung cải tiến: Tinh hoa của những cung thủ Ai Cập

Tranh cãi về chiếc ghế của Pharaoh  ảnh 1

Một chiếc ghế gấp thời kỳ đồ đồng được tìm thấy ở phía Bắc nước Đứcđang được trưng bày tại bảo tàng Helms của Hamburg
Ghế quý trong lăng mộ

Khi Tutankhamun chết, mộ của ông đã được lấp đầy bởi những đồ đạc quý theo nghi thức của bậc vua chúa, trong đó có 2 chiếc ghế gấp tinh xảo. Hấp dẫn hơn là chúng được làm bằng gỗ mun và được khảm ngà voi. Những chiếc ghế này đã được người Ai Cập sử dụng hơn 4.000 năm trước. Thiết kế đơn giản và rực rỡ. Tuy nhiên, đáng kinh ngạc là một tù trưởng của vùng Bắc Âu cũng từng sử dụng một chiếc ghế như vậy.

Đến nay, có khoảng 20 chiếc ghế gấp như vậy được phát hiện ở Bắc Âu. Hầu hết những chiếc ghế này nằm ở phía Bắc sông Elbe ở Đức. Tuy nhiên, gỗ của nó đã bị mục nát, chỉ còn lại móc vàng hoặc đồng, đinh tán và nút bấm. Mẫu vật duy nhất tìm thấy còn hoàn chỉnh là ở Golden Hill gần Kolding trên bán đảo Jutland (nay là Đan Mạch) vào năm 1891. Chiếc ghế được làm từ gỗ tro và da rái cá được tìm thấy trong chiếc quan tài bằng thân cây. Chiếc ghế này đã được một thợ mộc địa phương làm vào năm 1389 trước Công nguyên.

Tuy nhiên, rõ ràng chiếc ghế gấp có nguồn gốc từ phương Đông. Chiếc ghế lâu đời nhất được phát hiện có lịch sử trên 4.500 năm tuổi. Người Ai Cập cũng có chiếc ghế này từ rất sớm, những người có chức sắc đã dùng chiếc ghế này như là chiếc ngai vàng di động.

Mạng lưới thương mại thời kỳ đồ đồng

Các học giả thừa nhận rằng chiếc ghế này đã phát triển song song và độc lập với người Ai Cập. Nhưng quan điểm này cũng còn nhiều tranh cãi vì chúng quá giống nhau. Bettina Pfaff, một nhà khảo cổ, chuyên gia về thời tiền sử ở Đông Đức cho rằng mẫu mã và kích thước của chúng giống hệt nhau, còn Barbara Grodde, đồng nghiệp của cô cũng nhận thấy rằng có một sự tương đồng đáng chú ý giữa các mẫu ghế của Ai Cập và Bắc Âu. Nói cách khác, Pfaff cho rằng chúng là những “mẫu vật được sao chép”.

Điều này khiến giả định về một mối liên hệ giữa hai vùng đất này đã được đưa ra. Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện một mạng lưới thương mại sâu rộng có từ thời kỳ đồ đồng. Họ trao đổi hàng hóa, những đồ xa xỉ được trao đổi qua những khoảng cách rất xa và thường bằng cách đi bộ.

 

Nhưng những chiếc ghế gấp được sử dụng ở phương Đông và miền Bắc xa xôi lại không tìm thấy ở vùng đất rộng lớn giữa hai khu vực này. Phải chăng các thương gia phía Bắc đã thực hiện một chuyến đi dài từ vùng biển Baltic đến Ai Cập, lấy cắp mẫu mã và đem chúng về quê hương?

Nói cách khác, những sứ giả từ bờ biển phía Bắc có thể ở Ai Cập sao chép được mẫu ghế này vào giấy cói và mang chúng về nhà. Bắt đầu từ năm 1400 trước Công nguyên, những chiếc ghế được làm từ phía Bắc xa xôi bất ngờ trở thành món hàng thời thượng. Những người có chức sắc, các vương tôn, công tử muốn có chiếc ghế này dùng như một chiếc ngai vàng di động.

Những chiếc ghế này đã được sao chép đến những chi tiết nhỏ nhất. Họ thường dùng gỗ sồi hoặc gỗ tro làm khung. Có một chiếc ghế đặc biệt đã được tìm thấy ở Bechelsdorf, ở bang Schleswing - Holstein, phía Bắc nước Đức. Nó được trang trí phức tạp với tua kim loại có thể kêu vang và đệm ngồi bằng da hoẵng.

Nhiều người cho rằng những vật dụng quý hiếm thường được các gia tộc quyền lực và giàu có chôn theo người quá cố. Tuy nhiên, giả thuyết này cũng không mấy thuyết phục khi những vật dụng này cũng được tìm thấy ở những ngôi mộ “nghèo nàn”. Pfaff, nhà khảo cổ học cho rằng, những đồ nội thất này mang theo nhiều ý nghĩa về tâm linh, yếu tố tinh thần nhiều hơn vật chất.

Những yếu tố này giúp cho các thầy lang và phù thủy có thể kết nối với thế giới tinh thần. Họ dùng đồ để trong mộ nhằm trấn yểm khiến “xác chết không ra khỏi mộ” và như thế người sống sẽ được bình an.Và câu hỏi về việc phải chăng người Đức cổ đã lấy cắp mẫu ghế của người Ai Cập vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm