Tranh thêu rõ từng sợi tóc, sợi râu trong lăng mộ quan nhiếp chính cuối cùng của Việt Nam
Trảng cỏ non đẹp như tranh ở hồ Trị An / Phát hiện bức tranh đá quý giá nghìn năm tuổi trên thảo nguyên
Trong khuôn viên chùa Phò Quang tại phường An Tây,thành phố Huếcólăng mộcủa cụ Tôn Thất Hân, vị đại thần triều Nguyễn, quan nhiếp chính cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.
Cụ sinh năm 1854 và mất năm 1944. Tuy sinh thời cụ Tôn Thất Hân có khá nhiều ảnh chụp nhưng bức tranh thêu lại được chọn làm tranh thờ. Dù đã trải qua 80 năm, bức tranh vẫn rõ ràng, chi tiết với từng đường nét tinh xảo.
Phần khuôn mặt của bức tranh được thêu rất tỉ mỉ; từng nếp nhăn, sợi râu, tóc đều hiện lên vô cùng chi tiết.
Cụ Tôn Thất Hân thuộc dòng dõi tôn thất nhà Nguyễn, hậu duệ của Hiền Vương Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền). Năm Tự Đức thứ 24 (1871), Ngài theo học tại trường Quốc Tử Giám. Sau đó cụ làm Tri huyện, rồi lần lượt thăng Tri Phủ, Lang Trung, Án Sát, Bố Chánh, Tổng Đốc.
Dưới thời các vua Thành Thái, Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại, cụ đã nắm giữ các chức hàm trọng yếu của triều đình như Thượng Thư Bộ Hình (1907), Phụ Chánh Đại Thần (1907), Thái Tử Thiếu Bảo Đông Các Điện Đại Học Sĩ kiêm quản Khâm Thiên Giám Sự Vụ (1917), Phò Quang Hầu (1928), Cần Chánh Điện Đại học sĩ (1932), Phò Quang Quận Vương (1944).
Tháng 10 năm Khải Định thứ 7 (1922), cụ dâng sớ xin về hưu do tuổi già. Khi vua Khải Định băng hà, vua Bảo Đại nối ngôi nhưng phải trở lại nước Pháp du học năm 1926, cụ lại được mời làm Phụ Chánh Thân Thần và Đại Biểu Quân Quyền, điều hành triều đình nhà Nguyễn cho đến khi vua Bảo Đại về nước năm 1932.
Lúc sinh thời, cụ đã xây dựng, tu bổ nhiều ngôi chùa, trong đó có chùa Phò Quang. Vì vậy, lăng mộ của cụ được đặt trong khuôn viên chùa. Điểm đặc biệt của khu lăng mộ này là được thiết kế theo hình tròn thay vì hình chữ nhật, phần mộ phủ cát sỏi hình bát úp thay vì được xây kín.
Khu lăng mộ cụ Tôn Thất Hân có một bức bình phong trước và 2 bình phong phía sau đều là hình vòng cung. Trong đó bình phong ngoài đắp nổi toà tháp 9 tầng. Ở các lăng mộ khác, hầu hết bình phong đều là một mặt phẳng.
Lăng mộ cụ Tôn Thất Hân có đến 4 nhà bia: một nhà bia chính phía trước, 2 nhà bia nhỏ 2 bên mà một nhà bia nhỏ nhất ngay trước mộ. Nhà bia chính có 6 cột trụ được trang trí hình rồng cuộn mây. Trần nhà bia có một chữ "thọ" lớn với những hoạ tiết hình con dơi chầu xung quanh.
Các nhà bia khác được trang trí tinh xảo với những hình đắp nổi. Trải qua gần 80 năm nhưng từng chi tiết vẫn còn khá nguyên vẹn.
Dưới chân 4 cột đỡ ở nhà bia phụ có 4 con kỳ lân được chạm khắc tinh xảo.
Phía bên ngoài có 2 cột trụ 2 bên được trang trí bằng bằng những con dơi ở trên đỉnh. Đây là những hoạ tiết truyền thống, mang đậm màu sắc Á Đông.
Bên cạnh lăng mộ chính của cụ Tôn Thất Hân, trong khuôn viên chùa Phò Quang còn 2 lăng mộ của vợ cả và vợ thứ. Tuy đẹp và có kiến trúc độc đáo nhưng khu lăng mộ này vẫn còn được rất ít người biết đến.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ lạc nguyên thủy mạnh nhất thế giới: xé xác dã thú bằng tay, ngồi xổm để sinh con cái
Tể tướng Trung Quốc nạp nhiều thê thiếp hơn cả Hoàng đế, vẫn sống thọ đến 104 tuổi
Danh tướng có chỉ số IQ cao ngất ngưởng ở Tam Quốc: Gia Cát Lượng thua xa, xuất thân danh giá, từng lừa được cả Tào Tháo
Người đàn ông vớt được vật lạ dưới sông, không phải cục vàng, đó là gì?
Bộ lạc nữ duy nhất trên thế giới: Bắt cóc đàn ông mạnh để sinh con và đuổi họ đi khi mang bầu
Việt Nam xuất hiện thêm 'kho báu' lớn thứ 2 thế giới, tỉnh nắm giữ trữ lượng lớn nhất có 1/3 diện tích nằm trên 'mỏ vàng' này