Khám phá

Trẻ tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ sẽ tăng nguy cơ béo phì

Tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ (từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi) có nguy cơ béo phì sớm ở trẻ em và tuổi trung niên sau này.

Phi tần thê thảm nhất của Hoàng đế Càn Long: Xuất thân quyền quý nhưng thất sủng bị giáng chức nhiều lần, lúc chết phải chôn ngoài lăng mộ hoàng tộc / Bí ẩn "thủy cung" 8.500 tuổi, nơi… con người cổ đại từng trú ẩn

Phát hiện của một nhóm các nhà khoa học từ Trường Y khoa Yong Loo Lin (NUS Medicine) Singapore đã được công bố trên tạp chí quốc tế về béo phì.

Các nghiên cứu trên chuột đã xác nhận rằng: Việc tiếp xúc với kháng sinh khi còn nhỏ gây ra rối loạn chuyển hóa, bao gồm béo phì, do hệ vi sinh vật đường ruột bị suy yếu - mặc dù dữ liệu từ các nghiên cứu ở người còn hạn chế.

Hình: The Indian Express.

Hình: The Indian Express.

Bằng chứng cũng đang tích lũy rằng sự xâm chiếm của hệ vi sinh vật đường ruột khi còn nhỏ đóng vai trò chính trong việc tăng cân và phát triển bệnh béo phì ở độ tuổi muộn hơn (từ 12 đến 14 tuổi).

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh có thể làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. Sử dụng kháng sinh nhiều lần có thể làm gián đoạn sự phát triển của hệ vi sinh vật đường ruột ở trẻ em và đóng vai trò là cơ chế tiềm năng để liên kết giữa việc tiếp xúc với kháng sinh với bệnh béo phì sau đó.

Béo phì ở trẻ em là mối lo ngại ngày càng tăng, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ở tuổi trưởng thành, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2. Thời kỳ sơ sinh là một phần của "cửa sổ phát triển" quan trọng có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tiếp theo và bệnh tật sau này. Các tác giả nhấn mạnh.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm