Khám phá

Trí tuệ nhân tạo sàng lọc nhanh phát hiện ung thư

Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng để giúp phát hiện ung thư di căn tại các cơ quan nội tạng hoặc mô khác trong cơ thể con người.

Bí ẩn cuộc đời viên tướng xuất thân bần hàn từng bắt sống Quan Vũ, đẩy lui 400 nghìn quân Tào Tháo / Gấu xám đại chiến bò rừng: Kết cục khá bất ngờ

Áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), một nhóm nghiên cứu quốc tế do các nhà khoa học Trung Quốc dẫn đầu vừa phát triển ra mô hình sàng lọc giúp phát hiện nhanh và chính xác các hạch bạch huyết, từ đó hỗ trợ đắc lực cho các bác sĩ trong điều trị ung thư. Tham gia nghiên cứu này còn có các nhà khoa học của Đại học Wisconsin (Mỹ).

Hình: Wired.

Hình: Wired.

Các hạch bạch huyết vốn được xem là "tuyến phòng thủ" đầu tiên của hệ thống miễn dịch của con người, bảo vệ con người khỏi bệnh tật hay truyền nhiễm virus. Trong cơ thể con người, các hạch bạch huyết thường tập trung nhiều ở cổ, nách, bụng và háng. Ung thư bắt đầu từ một bộ phận nào đó của cơ thể và lan đến các hạch bạch huyết khi đó được gọi là di căn, đây là yếu tố rất quan trọng để các bác sĩ đánh giá về tiến triển của ung thư.

Tuy nhiên, các phương pháp sàng lọc MRI hiện tại rất tốn thời gian mà đôi khi không thể xác định được sự tồn tại của tất cả các hạch bạch huyết, từ đó làm giảm độ chính xác của các phát hiện và chuẩn đoán. Song với công nghệ AI lại khác. Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm mô hình sàng lọc AI cho các bệnh nhân tại 4 trung tâm y tế ở Quảng Châu, Bắc Kinh, Tô Châu và Quý Châu, rồi so sánh kết quả với phương pháp chuẩn đoán bệnh thông thường.

Kết quả cho thấy: Phương pháp mới dường như đem lại hiệu quả cao hơn khi có khả năng xác định các hạch bạch huyết đường kính 3 mm với tỷ lệ chính xác lên tới 80%. Theo các nhà nghiên cứu, mô hình AI còn có thể được sử dụng để phát hiện ung thư di căn tại các cơ quan nội tạng hoặc mô khác trong cơ thể con người.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm