Khám phá

Triều đại Võ Tắc Thiên bị lật đổ bởi chính kẻ cả đời trân quý

Địch Nhân Kiệt: Thông thiên đế Quốc (2010); Địch Nhân Kiệt: Thần đô Long vương (2013) và Địch Nhân Kiệt: Tứ đại thiên vương (2018). Dân mê phim cổ trang ở Việt Nam, có lẽ đá quá quen với hình tượng Thần thám Địch Nhân Kiệt mưu trí, dũng cảm, tận trung báo quốc mà cũng không kém phần hài hước.

Vì sao Thái Bình công chúa không thể thành Võ Tắc Thiên thứ hai? / Tại sao khi thoái vị, không ai dám đoạt mạng Võ Tắc Thiên?

Thần thám siêu hạng

Địch Nhân Kiệt (sinh 630-700), tự Hoài Anh, một đại thần thời Đường và triều đại Võ Chu (Võ Tắc Thiên giữ ngôi Hoàng đế) trong lịch sử Trung Quốc. Sinh thời, Địch Nhân Kiệt là một vị quan thanh liêm, một thám tử huyền thoại, được hậu nhân sau này ví như Sherlock Homes của phương Đông. Ông là đề tài bất tận của phim ảnh, truyện tranh và các nhiều loại Game nhập vai.

Tranh vẽ Võ Tắc Thiên và Địch Nhân Kiệt.

Tranh vẽ Võ Tắc Thiên và Địch Nhân Kiệt.

Nếu theo dõi 3 serie phim về Địch Nhân Kiệt của đạo diễn – nhà sản xuất Từ Khắc thì chúng ta sẽ thấy đối thủ chính của Thần thám họ Địch chính là Võ hậu Võ Tắc Thiên. Dĩ nhiên, tất cả đó chỉ là hư cấu. Bởi trong chính sử, Võ Tắc Thiên xem trọng Địch Nhân Kiệt không hết chứ nói gì đến chuyện bày ra bao nhiêu mưu kế để hãm hại ông.

Có một giai thoại truyền tụng cho đến ngày nay, đó là thời Địch Nhân Kiệt làm Đại lý thừa đời vua Đường Cao Tông, ông từng xử lý tới 17.000 vụ án chỉ trong vòng 1 năm mà không có ai khiếu nại về kết quả.

 

trieu dai vo tac thien bi lat do boi chinh ke ca doi tran quy hinh anh 2

Những công lao lớn đối với nhà Đường của Địch Nhân Kiệt được chính sử ghi nhận, bao gồm: xử lí tốt các mối quan hệ giữa triều đình và dân tộc ít người giai đoạn làm thứ sử Ninh Châu (686); phá hủy hàng nghìn đền thờ, miếu mạo, loại trừ mê tín dị đoan lũng đoạn dân chúng trong lần đi tuần thú Giang Nam (688); ổn định Ký Châu trong và sau cuộc chiến với quân Khiết Đan của Tôn Vạn Vinh, thời Võ Chu (696); Dẹp tan quân Đột Quyết, ổn định tình hình Hà Bắc (698)…

Được Võ tắc Thiên nhất mực kính trọng

Cuộc đời quan nghiệp của Địch Nhân Kiệt thăng trầm vô cùng, chủ yếu bởi ông bị nhiều kẻ ghen ghét hãm hại. Nhưng hầu như lần nào “xuống đáy”, Địch Nhân Kiệt cũng được đích thân Võ tắc Thiên khôi phục lại chức vụ, thậm chí thăng chức cho ông.

Ví như năm 688, Địch Nhân Kiệt bị Tể tướng Trương Quang Phụ xàm tấu, bị giáng từ Thứ sử Dự Châu xuống thứ sử Phục Châu (châu này nhỏ hơn). Tới cuối năm 690 khi Võ Hậu nắm quyền, lập ra nhà Võ Chu, đã thăng cho Địch Nhân Kiệt chức Địa quan thị lang rồi kiêm Bình chương sự (tương đương tể tướng).

 

trieu dai vo tac thien bi lat do boi chinh ke ca doi tran quy hinh anh 3

Rồi năm 692, ngự sử trung thừa Lai Tuấn Thần câu kết cùng Võ Thừa Tự ngụy tạo chứng cứ để tố cáo Địch Nhân Kiệt mưu phản. Võ Thái hậu không xử trảm nhưng giáng Địch Nhân Kiệt làm huyện lệnh Bành Trạch (nay thuộc Giang Tây). Nhưng tới năm 696, Võ Thái Hậu lại phong ông làm thứ sử Ký Châu để ổn định bách tính trong cuộc tấn công của người Khiết Đan.

Tháng 10 năm 697, ông được triệu về kinh làm Loan đài thị lang, Đồng phượng các Loan đài Bình chương sự, kiêm quang lộc đại phu, kiêm nạp ngôn, tức là khôi phục lại chức vụ tể tướng, phụ giúp cho nữ hoàng cai quản công việc quốc gia.

Tới đầu năm 700, Võ Tắc Thiên phong ông làm nội sử, đứng đầu phượng các và giữ một chức vụ tương đương với tể tướng. Vào thời điểm đó, Võ Tắc Thiên tôn trọng ông đến mức chỉ gọi ông là "quốc lão" mà không nhắc trực tiếp bằng tên.

trieu dai vo tac thien bi lat do boi chinh ke ca doi tran quy hinh anh 4

Tương truyền, vì lý do tuổi đã cao, ông thường xuyên đề nghị được từ chức nhưng liên tục bị bà từ chối. Thêm vào đó, bà lệnh cho ông không phải quỳ và khấu đầu trước bà nữa, nói rằng, "Nhìn khanh quỳ, đến ta còn thấy đau". Bà cũng lệnh cho các tể tướng khác không được làm phiền ông nếu không có chuyện hệ trọng.

 

Cũng trong năm này, bệnh cũ của ông tái phát nên cuối cùng ông mất vào mùa thu năm đó. Hoàng đế Võ Tắc Thiên vô cùng thương tiếc, khóc và nói rằng "Triều đình từ nay trống không".

Kế hoạch lật đổ triều đại Võ Chu

Có thể thấy rằng, Địch Nhân Kiệt đã đóng góp rất nhiều công lao trong thời đại Võ Tắc Thiên ở ngôi Hoàng đế. Trong khi đó, Võ Hậu, dù vài lần giáng chức (rồi lại thăng chức) cũng đặc biệt kính trọng và ân sủng ông, đặt ông ở một vị trí tối thượng so với tất cả các quan lại trong triều đình.

trieu dai vo tac thien bi lat do boi chinh ke ca doi tran quy hinh anh 5

Nhưng theo phân tích của các sử gia Trung Quốc thì Địch Nhân Kiệt, trí dũng thanh liêm, tài ba lỗi lạc, một đời trung nghĩa nhưng trước sau ông TRUNG với nhà Đường, chứ không phải TRUNG với Võ Tắc Thiên. Nhưng công lao của thần thám họ Địch trong thời đại Võ Chu, góp phần giữ vững triều cương, ổn định bách tích các châu, chống lại các cuộc nổi dậy (…) chủ yếu là bởi ông muốn giữ lại nền tảng tốt nhất… cho việc khôi phục lại nhà Đường.

 

Kế hoạch khôi phục lại nhà Đường, hay nói thẳng ra là lật đổ Võ Hậu của Địch Nhân Kiệt, ẩn tàng nhiều lớp mưu kế sâu sắc và sự chuẩn bị chi tiết. Và khởi điểm quan trọng nhất chính là việc Địch Nhân Kiệt thuyết phục Võ Tắc Thiên cho Lý Lăng Vương Lý Hiển hồi kinh.

Năm 698, khi đó Lý Đán (cháu Võ Tắc Thiên) đang là thái tử nhưng cả Ngụy Tuyên vương Võ Thừa Tự và Lương Tuyên vương Võ Tam Tư, cháu gọi Võ Tắc Thiên bằng cô, đều có ý định muốn bà truyền ngôi cho mình với lý do từ xưa tới nay chưa có hoàng đế nào truyền ngôi cho người khác họ.

trieu dai vo tac thien bi lat do boi chinh ke ca doi tran quy hinh anh 6

Tuy nhiên, Địch Nhân Kiệt lại dâng biểu thuyết phục Võ Tắc Thiên cho Lư Lăng vương Lý Hiển hồi kinh để thuận lòng dân, với lý do nếu bà lập con trai là người kế vị thì sau này được thờ cúng dài lâu hơn là so với lập cháu. Võ Tắc Thiên cuối cùng đồng ý với ý kiến của ông, cho phép Lý Hiển hồi kinh vào khoảng tháng 4.698, tới tháng 10 được lập làm thái tử.

Trong suốt cuộc đời mình, Địch Nhân Kiệt luôn một lòng nghĩ cho xã tắc vì vậy ông rất muốn lật đổ nhà Võ Chu. Khi ông đã già và cảm thấy mình sống không còn được bao lâu nữa, ông cần phải có những người tâm phúc. Trước khi mất, Địch Nhân Kiệt đã tiến cử với Võ hậu nhiều trí sĩ tài ba vốn có mối quan hệ vô cùng thân thiết với ông như người bạn từ thuở nhỏ Trương Giản Chi (sau này thay Địch làm Tể tướng), Diêu Sùng, Hoàn Ngạn Phạm hay Kính Huy.

 

Những quan lại cao cấp này sau đó đóng vai trò then chốt trong việc buộc Võ Tắc Thiên thoái vị trong năm 705 và đưa Lý Hiển lên ngai vàng lần thứ hai, trong cuộc Cách mạng thần Long nổi tiếng sử sách, kết thúc triều đại Võ Chu, khôi phục Quốc hiệu Đại đường.

Theo Vô Kỵ/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm