Trong lịch sử, nữ thái giám thực sự tồn tại, và quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn so với nam thái giám rất nhiều
Không có xà phòng, người xưa gội đầu bằng cách nào? Hậu thế: 'Không phải tự nhiên mà tóc họ đen mượt đến vậy!' / Loài gà bí ẩn nhất hành tinh: Bay lượn như chim, mới đẻ ra đã có móng vuốt ở cánh
Năm 495, Hiếu Văn Đế của triều đại Bắc Ngụy đã tiến hành cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp trong hậu cung. Trong cuộc cải cách này, ngoài việc làm rõ hơn địa vị độc quyền của thê thiếp, thì cung nữ thái giám cũng được tiến hành.
Ảnh minh hoạ.
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên khi nghe đến từ "nữ thái giám", bởi hầu hết chúng ta đều chỉ thấy thái giám trên các bộ phim truyền hình là tên gọi của các nam nhân sau khi tịnh thân chứ chưa từng thấy thái giám là nữ bao giờ? Vậy có nữ thái giám thật không?
Trên thực tế, nữ thái giám thực sự tồn tại trong lịch sử, nhưng quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn nhiều so với nam giới.
Cải cách hệ thống vợ chồng
Như chúng ta đã biết, thời cổ đại những nam nhân được đưa vào cung làm thái giám phải tịnh thân trước (làm mất đi “của quý” của mình - hay còn gọi là bị thiến), nên họ còn được gọi với cái tên là "hoạn quan". Việc nam thái giám bị thiến sẽ giúp tránh gây ra nhiều phiền phức về chuyện nam nữ trong cung. Vậy còn nữ thái giám, khi vào cung họ có phải “tịnh thân” trước không? Nếu có thì quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào? Muốn hiểu rõ vấn đề này phải nói đến hệ thống cung phi, thê thiếp trước thời Bắc Ngụy.
Theo ghi chép của "Ngụy thư", trước khi Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp không chỉ là vợ của Hoàng đế mà còn là người cai quản các bộ phận khác nhau chốn hậu cung, được gọi là quan nữ.
Điều này không sai, trên thực tế, hệ thống cung nữ đã có từ thời Tiền Tần, theo ghi chép của "Sử ký", trong hậu cung của hoàng đế nhà Chu, ngoại trừ hoàng hậu, tất cả các phi tần khác đều gọi là nữ quan và phụ trách những việc khác nhau.
Ví dụ, các phi tần thì có trách nhiệm dạy dỗ con cái, các hạ nhân có trách nhiệm cúng tế và tiếp khách, các phu nhân thuộc hạ chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, sinh hoạt của Hoàng đế. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng các phi tần trước thời Bắc Ngụy, mặc dù có tước vị, có lương bổng nhưng dường như vẫn làm công việc của cung nữ. Tất nhiên, họ không phải tự mình làm việc đó, mà là họ chỉ đạo người hầu của mình làm việc. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong các triều đại sau đó, và ngay cả nhà Tần và nhà Hán cũng kế thừa hệ thống này.
Tuy nhiên, những vị Hoàng đế sau này đã dần phát hiện ra những lỗ hổng trong hệ thống trên. Chẳng hạn, những phi tần có tài quản lý thì tính tình cứng nhắc, thô lỗ vì họ phải lo toan mọi việc lớn nhỏ trong cung nên càng ngày càng bị hoàng đế ghẻ lạnh, không có cơ hội sủng ái. Còn những phi tần suốt ngày chỉ biết ăn diện phấn son thì chỉ tìm mọi cách để mua vui cho hoàng đế mà không có tài quản lý, để chuyện hậu cung rối tung cả lên. Vì những bất cập này, đã dẫn tới cuộc cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp của Hiếu Văn Đế.
Hoàng đế Hiếu Văn quy định sau khi thực hiện hệ thống mới, tất cả các phi tần không còn quyền quản lý hậu cung mà phải hết lòng phục vụ Hoàng đế. Để cai quản hậu cung, sẽ có một hệ thống nữ quan bao gồm Nội ti, Thái ti và Nữ thượng thư được đặc biệt bổ sung vào hậu cung. Đương nhiên, những nữ quan này đã được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những người phụ nữ có năng lực nhất để có thể gánh vác trọng trách chốn hậu cung.
Tuy nhiên, khi hệ thống này lan rộng đến các triều đại nhà Đường và nhà Tống, các vấn đề mới đã xuất hiện.
Nỗi đau của thái giám
Do những nữ quan này có thể trực tiếp tiếp xúc với hoàng đế, hơn nữa, một trong số họ rất thông minh và quyến rũ. Nếu như một ngày họ có tham vọng muốn được Hoàng đế sủng ái, hoặc chỉ cần một ngày nào đó hoàng đế phát sinh tình cảm với các nữ quan thì hệ thống này không phải là vô dụng sao?
Để đề phòng những trường hợp trên xảy ra, ở triều đại nhà Đường và nhà Tống, đã áp dụng phương pháp rất tàn độc với các nữ thái giám trong cung.
Nam thái giám “tịnh thân” trước khi vào cung, trở thành người không có khả năng sinh con (mất gốc). Còn nữ thái giám thì mức độ còn kinh khủng hơn nam thái giám rất nhiều
Quá trình tịnh thân của nữ thái giám đã được ghi chép lại như sau: Người phụ trách "tịnh thân" sẽ dùng chùy mềm đập vào phần bụng dưới của họ cho tới khi buồng trứng tụt ra ngoài rồi cắt bỏ, từ đó khiến những cô gái này mất đi năng lực sinh sản.
Ngoài ra, ngực củanhững nữ thái giám nàycũng bị cắt bỏ khiến họ hoàn toàn mất đi nét đẹp đặc trưng của phái nữ.
Có thể thấy, những nữ thái giám này không chỉ bị ép "rụng buồng trứng", làm mất đi khả năng sinh sản mà còn phải cắt bỏ cả hai vú, quả thực còn tàn nhẫn hơn cả việc nam thái giám bị thiến. Bởi đây là một quá trình rất tàn khốc nên trong triều đại nhà Thanh, những người cai trị đã bãi bỏ hệ thống này.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại, không có bất kỳ nhân vật nào nổi tiếng trong số các nữ thái giám nên chuyện của họ ít được nhắc đến và dần mai một đi, cho nên ngày nay chúng ta biết rất ít về họ cũng là điều dễ hiểu.
- Video: Bí ẩn ngọn đèn "cháy sáng ngàn năm không tắt" trong lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Nguồn: VTV24.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà