Trong lịch sử văn học, tại sao Trung Quốc từ 'Lục đại danh tác' giảm còn có 'Tứ đại danh tác'?
Độc chiêu giúp các hoàng đế Trung Quốc chọn mỹ nhân để thị tẩm mỗi đêm / Hoàng đế “keo kiệt” nhất lịch sử Trung Quốc, Tào Tháo còn kém xa
Trong văn học lịch sử Trung Hoa, nếu nói đến mức độ lưu truyền rộng rãi và sức ảnh hưởng của tác phẩm thì chắc chắn phải nói tới "Tứ đại danh tác".
Lâm muội muội đa sầu đa cảm Giả Bảo Ngọc đi ngược lại với tư tưởng chính thống, còn có rất nhiều người trong Đại Quan Viên trong “Hồng lâu mộng” đều là những nhân vật và khung cảnh kinh điển khó quên. Tình tiết Lưu Bị “tam cố mao lư”, Tào Tháo đấu trí đấu dũng, các anh hùng thể hiện tài năng võ nghệ trong “Tam quốc diễn nghĩa” mang đến cho người đọc ấn tượng sâu sắc về nhiệt huyết thanh xuân.
Từ 'Lục đại danh tác' giảm còn có 'Tứ đại danh tác'?
108 vị anh hùng Lương Sơn mỗi người một tính cách, mỗi người một tài năng trong “Thủy Hử” lại phản ánh những mảng tối và giới hạn trong thời đại ấy, đồng thời cũng khiến người đọc thấy sục sôi nhiệt huyết. Trong “Tây du ký”, bốn thầy trò Đường Tăng trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh, sự dũng cảm quyết đoán của Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới ham ăn lười làm, Sa Tăng thật thà, sư phụ từ bi đều là những hình ảnh kinh điển đối với nhiều người.
4 tác phẩm kinh điển này đã trải qua nhiều năm vẫn có sức ảnh hưởng và danh tiếng lớn trong mảng văn học lịch sử Trung Quốc, thậm chí còn liên tục được chuyển thể thành phim. Điều đáng nhắc đến là Trung Quốc không chỉ có "Tứ đại danh tác" mà ban đầu vốn có “Lục đại danh tác" nhưng sau khi thành lập nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đã vì một vài nguyên nhân mà sửa thành "Tứ đại danh tác".
Vậy 2 tác phẩm còn lại là những tác phẩm nào? Đó chính là “Liêu trai chí dị” và “Nho lâm ngoại sử”. Trong suốt một khoảng thời gian dài, 2 tác phẩm này và 4 tác phẩm trong "Tứ đại danh tác" được gộp lại gọi chung là "Lục đại danh tác", là những tác phẩm tiểu thuyết chương hồi cổ đại đỉnh cao trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Tứ đại danh tác vì đâu mà có?
Bắt nguồn từ Vương Thế Trinh của thời Minh đã đưa ra “Tứ đại kỳ thư” và khi ấy ông đã định nghĩa “Tứ đại kỳ thư” bao gồm các tác phẩm là “Thủy hử”, “Tây du ký”, “Sử ký” và “Trang tử”. Nhưng sau này mọi người lại cho rằng như vậy không được chính xác, thế là lại có những định nghĩa khác. Phùng Mộng Long lại cho rằng “Tứ đại kỳ thư” phải là những tác phẩm: “Tam quốc diễn nghĩa”, “Thủy Hử”, “Tây du ký” và “Kim Bình Mai”.
Lại tới triều đại nhà Thanh, vì nội dung có nhiều chi tiết quá hở hang nên “Kim Bình Mai” bị cấm phát hành, dần dần bị “Hồng lâu mộng” sau này thế chỗ, trở thành “Tứ đại kỳ thư”. “Tứ đại danh tác” mà chúng ta biết đến ngày nay đã thay đổi định nghĩa và đánh giá qua từng thời kỳ.
Lục đại danh tác từng hào nhoáng một thời
Từ đó về sau, có người lại đưa ra định nghĩa về “Lục đại danh tác”, cũng không biết là bắt nguồn từ đâu nhưng chủ yếu là để tăng số lượng các tác phẩm kinh điển, bởi văn học Trung Quốc có vô số các tác phẩm tiểu thuyết có chiều sâu. Nhưng khi lựa chọn các tác phẩm đưa vào “Lục đại danh tác” vẫn đưa 4 tác phẩm trong “Tứ đại danh tác” kinh điển vào danh sách này, ngoài ra còn tăng thêm 2 tác phẩm là “Liêu trai chí dị” và “Nho lâm ngoại sử”.
Tiểu thuyết truyền kỳ chí quái “Liêu trai chí dị” của tác giả Bồ Tùng Linh thời nhà Thanh có kể rất nhiều những câu chuyện quỷ thần ma quái hoang đường, ly kỳ, thực ra cũng có tư tưởng phê phán xã hội phong kiến của thời đại khi ấy, đồng thời cũng là niềm khát khao về tình yêu tươi đẹp của Bồ Tùng Linh. Trong đó có khá nhiều chương truyện được chuyển thể thành phim, cũng là tác phẩm phim ảnh có giá trị thưởng thức lớn.
Tiểu thuyết chương hồi “Nho lâm ngoại sử” của nhà văn Ngô Kính Tử thời nhà Thanh đa phần là châm biếm hiện thực khiến người ta phải khen ngợi hết lời, còn có nội dung được chọn lọc đưa vào tài liệu sách giáo khoa tiểu học và trung học. Nhưng tại sao "Lục đại danh tác" lại trở thành "Tứ đại danh tác" như ngày nay, thực ra nguyên nhân chính là vì ý nghĩa chính trị. Sau khi thành lập nhà nước Trung Quốc mới, chủ đề của “Liêu trai chí dị” và “Nho lâm ngoại sử” do có tình tiết ma quái, châm biếm quá mức, không có lợi cho tình hình cần toàn dân hợp lực cùng nhau kiến quốc, vì thế mới không được đưa vào danh sách này.
Văn học của Trung Quốc cuối cùng hình thành nên "Tứ đại danh tác" như ngày nay, đồng thời 4 tác phẩm kinh điển này cũng không phụ lòng kỳ vọng của mọi người, trở thành những “nhà truyền bá” được nhiều người yêu thích. Các nhà xuất bản và các hãng phim cũng nhận thấy được tiềm năng, cho ra đời các tác phẩm nghệ thuật ăn khách, đưa tên tuổi của các tiểu thuyết này lên tầm cao mới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Lão nông nhặt được viên đá đen, sau đó tìm thấy 'kho báu' hơn 347.000 tỷ đồng