Khám phá

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối - Tại sao 20 năm sau thi thể bà vẫn nguyên vẹn?

Sử sách Đại Thanh ghi chép rằng chiếc quan tài của Từ Hi Thái hậu đã bốc mùi hôi thối trong ngày tang lễ, thế nhưng vì sao đến năm 1928, người ta vẫn thật thi thể bà nguyên vẹn.

Đệ nhất mỹ nhân Vãn Thanh, nhờ dung mạo xinh đẹp nên được Từ Hi cưng chiều, mỗi lần chụp ảnh đều gọi vào chụp chung / Phạm nhân cuối cùng bị xử lăng trì trong lịch sử Trung Quốc: Cướp tiền của triều đình, đòi làm nhục Từ Hi Thái hậu, lĩnh 3.784 nhát dao

Từ Hi Thái hậu (1833 - 1908) là hoàng hậu của Hoàng đế Hàm Phong, mẹ ruột của Hoàng đế Đồng trị, bà đã ngấm ngầm nắm gọn quyền lực triều đình nhà Thanh ngay sau khi Hàm Phong qua đời. Hai vị hoàng đế do Từ Hi Thái hậu sắp xếp lên ngôi sau này, Đồng Trị và Quang Tự - con trai và cháu trai Từ Hi, đều chỉ là con rối do bà giật dây, bị bà đàn áp dã man.

Vào ngày 14/11/1908. Từ Hi Thái hậu biết rằng mình không còn nhiều thời gian, muốn giành lấy quyền lực tuyệt đối, nên đã sai người hạ độc chết vua Quang Tự. Thế nhưng không ai ngờ rằng biến cố lại ập tới ngay sau đó, Từ Hi Thái hậu cũng qua đời một ngày sau cái chết của vua Quang Tự.

Chỉ trong thời gian ngắn ngủi, một người mang danh thiên tử đứng đầu đất nước, một người thật sự nắm giữ quyền lực triều đình, cả hai cùng qua đời khiến các đại thần trong triều phải đau đầu lo chuyện ma chay.

Theo quy cách tang lễ hoàng gia, tang lễ của vua Quang Tự và Từ Hi Thái hậu đều phải được tổ chức long trọng, huy động tiềm lực kinh tế của cả triều đình. Song, ngân khố hữu hạn của Đại Thanh do thất trận chắc chắn không thể đáp ứng được điều đó.

Một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra. cuối cùng các quan đại thần quyết định hy sinh tang lễ của Quang Tự để tổ chức một nghi lễ hoành tráng cho Từ Hi Thái hậu.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối - Tại sao 20 năm sau thi thể bà vẫn nguyên vẹn? - Ảnh 1.

Chiếc quan tài được gắn nhiều đá quý và thiết kế công phu của Từ Hi Thái hậu. Ảnh: Sohu

Quy mô đám tang Từ Hi Thái hậu được đánh giá là hoành tráng bậc nhất trong lịch sử, tuy không phải hoàng đế nhưng còn được an táng xa hoa hơn các vị hoàng đế trước, hao phí hàng triệu vạn lượng bạc.

Chỉ riêng quan tài của lão Phật gia đã làm bằng gỗ trinh nam cực đắt đỏ, được sơn son thếp vàng và có thêm vô số trang trí tinh xảo. Ngoài ra, bên cạnh thi hài còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc, san hô, đá quý các loại.

Thi thể nguyên vẹn

Từ Hi Thái hậu khi còn sống luôn mong muốn có thể mang tài sản, quyền lực cùng sang thế giới bên kia. Thế nhưng, những món bảo vật trong lăng chưa kịp đi cùng vị Thái hậu sang kiếp sau đã biến thành miếng "mồi ngon thu hút" những kẻ mộ tặc tàn bạo.

Năm 1928, 20 năm sau khi Từ Hi Thái hậu qua đời, lăng mộ của bà được viếng thăm bởi tên lãnh chúa quân phiệt thời Dân Quốc Tôn Điện Anh. Hắn lấy cớ "diễn tập quân sự" để khai quật Đông lăng, cướp bóc cổ vật.

 

Binh lính Tôn Điện Anh còn dùng búa cậy tung nắp quan tài để lấy những món bảo vật bên trong. Tuy nhiên lúc này, bọn chúng mới sửng sốt nhận ra thi thể Từ Hi Thái hậu sau 20 năm không hề bị thối rữa, da dẻ vẫn căng bóng như một người vừa mới qua đời.

Các chuyên gia khảo cổ cho rằng sở dĩ thi thể của Từ Hi không bị thối rữa khi mở quan tài là do công nghệ bảo quản tuyệt vời của nhà Thanh.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối - Tại sao 20 năm sau thi thể bà vẫn nguyên vẹn? - Ảnh 3.

Thi thể Từ Hi Thái hậu vẫn được bảo toàn nguyên vẹn cho tới khi Tôn Điện Anh mở quan tài. Ảnh minh họa: Sogou

Trước khi chôn cất Từ Hi, các thái giám đã dùng dược liệu đặc biệt để phủ lên toàn thân giúp ướp xác, sau đó đưa vào quan tài bịt kín hai lớp để cách ly hoàn toàn với không khí. Quan tài của lão Phật gia còn làm từ loại gỗ trinh nam "nước không ngấm được, kiến không làm tổ", rất có lợi cho việc bảo quản xác,

Thêm vào đó, Từ Hi Thái hậu cũng không còn thức ăn trong bụng trước khi chết. Qua nghiên cứu sách sử, có thể thấy rằng sau sinh nhật lần thứ 74, Thái hậu bắt đầu bị tiêu chảy.

 

Nội kinh ghi chép có dòng thế này: "Ngày mồng 10 tháng 10 nước chảy qua ruột già, ăn thức ăn thì tiêu chảy. Ngày 19 tháng 10 tiêu chảy không dứt, ăn không được bao nhiêu. Ngày 22 tháng 10 thì lưỡi khô, Thái hậu không thể ăn gì được."

Việc không còn thức ăn trong dạ dày khi qua đời sẽ giúp làm chậm thời gian phân hủy thi thể. Người Ai Cập cổ đại hoàn toàn nhận thức được điều này nên khi ướp xác, họ sẽ loại bỏ những chất cặn bã trong dạ dày và ruột, như vậy mới có thể bảo quản thành công xác ướp.

Tang lễ bốc mùi

Trái ngược với thông tin thi thể Từ Hi Thái hậu vẫn còn nguyên vẹn đến năm 1928, khi Tôn Điện Anh vào cướp phá Đông Lăng, sử sách Đại Thanh lại ghi chép rằng khi tang lễ của bà diễn ra, người ta đã thấy quan tài đi qua bốc mùi hôi thối, dường như thân xác đã phân hủy từ lâu.

Trong tang lễ Từ Hi Thái hậu, quan tài đã bốc mùi hôi thối - Tại sao 20 năm sau thi thể bà vẫn nguyên vẹn? - Ảnh 5.

Đoàn rước 8.000 người trong đám tang Từ Hi Thái hậu

 

Điều này hóa ra cũng không phải một bí ẩn. Đám tang của lão Phật gia có đoàn rước tới 8.000 người, chưa kể súc vật ngựa, la... khuân vác đồ đạc. Đoàn người rước linh cữu Từ Hi thái hậu đã đi bộ từ Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) đến khu lăng mộ Thanh Đông Lăng, chặng đường 100km không có chỗ tắm rửa, chuyện vệ sinh cũng phải giải quyết trên đường.

Như vậy, mùi hôi thối bốc ra hẳn không phải từ quan tài Từ Hi Thái hậu mà chính là mùi của người, ngựa trong đoàn rước gian nan kia.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm