Khám phá

Ngôi mộ người hầu cận của Từ Hi Thái hậu được phát hiện ở Bắc Kinh, sau khi mở quan tài chỉ tìm thấy duy nhất một bộ phận

Ông được coi là "tâm phúc" của Từ Hi Thái hậu, 31 tuổi sáng ngang với thái giám chính trong cung nhưng sau khi qua đời mộ phần lại chẳng được yên ổn.

Đắc tội với Từ Hy Thái Hậu vị phi tần nhận cái kết thảm / Từ Hy thái hậu - nấm mồ chưa bao giờ xanh cỏ và sự linh ứng đáng sợ của luật nhân quả

Lý Liên Anh là một thái giám trong triều đình nhà Thanh, đồng thời là người thân cận và được Từ Hi Thái hậu tin tưởng. Ông cũng là người đầu tiên gọi Từ Hi là "Lão Phật gia".

Theo lời kể lại, vị thái giám này chải tóc rất khéo léo và tài tình. Vào thời điểm đó, Từ Hi đã bị rụng tóc do công việc mệt mỏi. Lý Liên Anh rất thông minh và hiểu được tâm ý của Thái hậu nên đã đặc biệt lựa chọn chiếc lược làm bằng gỗ hoàng dương. Bản thân chiếc lược gỗ có thể tiết ra dầu, khi chải tóc, có thể giữ cho tóc không bị rụng. Nhờ vậy tóc của Thái hậu ngày càng đen bóng. Điều này khiến Thái hậu đặc biệt vui vẻ và yêu quý Lý Liên Anh.

Ông là thái giám thân cận của Từ Hi Thái hậu hơn 50 năm, thậm chí còn được cho rằng có thực quyền hơn cả Hoàng đế. Có một câu hỏi được đặt ra: Rốt cuộc là Từ Hi Thái hậu tin tưởng Lý Liên Anh đến mức không chịu thả đi hay còn có lý do nào khác không?

Có người lên án Lý Liên Anh vì đã can thiệp vào công việc của triều đình và nắm giữ nhiều bí mật trong cung điện. Trên thực tế, sau năm 1898, Lý Liên Anh đã bị Từ Hi xa lánh vì ông không thể hiện rõ lập trường của mình đối với bà. Thêm vào đó, Hoàng đế Quang Hưng sau đó nhớ lại cuộc chạy trốn đã nói: "Nếu không có Lý Tế (Lý Liên Anh), ta sẽ không sống ngày hôm nay".

Ngôi mộ người hầu cận của Từ Hi Thái hậu được phát hiện ở Bắc Kinh, sau khi mở quan tài chỉ tìm thấy duy nhất một bộ phận - Ảnh 1.
Lý Liên Anh là một thái giám trong triều đình nhà Thanh, đồng thời là người thân cận và được Từ Hi Thái hậu tin tưởng.

Năm 1908, Từ Hi qua đời và Lý Liên Anh rời cung ngay sau khi lo tang lễ cho bà. Theo ghi chép, Lý Liên Anh có ba ngôi nhà nhưng ít ai biết ông thực sự sống ở đâu sau khi rời khỏi cung. Tuy nhiên, vào năm 1911, Lý Liên Anh đã nhận được một nghìn lượng bạc từ triều đình nhà Thanh sau khi qua đời, và được xây dựng riêng một lăng mộ trang trọng trong nghĩa trang thái giám ở Bắc Kinh.

Vào những năm 1960, lăng mộ của Lý Liên Anh đã bị khai quật. Sau khi mở quan tài ra, trong quan tài chỉ còn lại một chiếc đầu lâu và một bím tóc dài, không có phần thân phía dưới. Tuy nhiên, bia ký của Lý Liên Anh ghi rằng thi thể còn nguyên vẹn. Điều này đã gây ra tranh cãi về thực hư điều gì đã xảy ra đối với phần mộ của ông.

Có quan điểm cho rằng do khi còn sống ông đã đắc tội với quá nhiều người khi ở dưới trướng của Từ Hi Thái Hậu, vì vậy ông đã bị trả thù, mộ phần bị xâm phạm.

Ngoài ra, cũng có người phỏng đoán rằng Lý Liên Anh đã bị Từ Hi Thái hậu sát hại để ngăn cản việc sau này làm rò rỉ những bí mật của hoàng cung. Theo thông tin được kể lại, cảnh tượng trong quan tài của Lý Liên Anh có thể được mô tả là "gây sốc".

"Tại sao Lý Liên Anh lại mất xác và đâu là nguyên nhân thực sự dẫn đến cái chết?" - Đây vẫn là câu hỏi lớn dành cho các nhà nghiên cứu lịch sử.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm