Trong truyện, đôi chùy của Lý Nguyên Bá nặng 800 cân, nếu ở thời hiện đại thì nó nặng bao nhiêu kg?
Linh dương đầu bò ác chiến giành sự sống trước 3 con sư tử / Vụ án 'thây tro' kỳ dị bậc nhất Trung Quốc: Tống Từ phá án khiến 'người chết biết nói chuyện'
Vũ khí của Lý Nguyên Bá đó là đôi chùy. (Ảnh: Sohu)
Hình tượng Lý Nguyên Bá được đông đảo mọi người biết đến qua tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Thuyết Đường cùng các tác phẩm văn học như truyện kể Hưng Đường, Ngoa Cương anh hùng, Tùy Đường diễn nghĩa hay nhiều tác phẩm văn học khác. Tuy nhiên trên thực tế, không có nhân vật nào như Lý Nguyên Bá trong lịch sử, nguyên mẫu của Lý Nguyên Bá chính là Lý Huyền Bá, con trai thứ ba của Đường Cao tổ Lý Uyên.
Vào năm thứ 10 Đại Nghiệp nhà Tùy(614), tương truyền Huyền Bá bị ngã ngựa ngoài ý muốn và chết khi chỉ mới 16 tuổi. Đến thời vua Càn Long, Lý Huyền Bá biết đến nhiều hơn với tên gọi Lý Nguyên Bá, tên gọi này chính thức được sử dụng cho đến nay.
Hình ảnh Lý Nguyên Bá. (Ảnh: New Qq)
Theo Thuyết Đường, Lý Nguyên Bá được miêu tả như một dũng tướng số 1 Trung Nguyên thời đó. Anh sinh ra với ngoại hình nhỏ nhắn nhưng mang trong mình sức mạnh phi thường, vượt qua cảHạng Vũthời nhà Hán và đứng đầu trong bảng xếp hạng 18 vị anh hùng của triều đại nhà Tùy và Đường.
Trong trận Tử Kim Sơn, Lý Nguyên Bá đã chỉ huy tiêu diệt 1,85 triệu quân địch; giết chết tướng Vũ Văn Thành Đô; buộc Lí Mị phải dâng ngọc ấn, đầu hàng. Tất cả vương triều truyền tai nhau, sở dĩ ông có thành tích tốt như vậy thì ngoài tài cầm quân, thể lực tốt, thú cưỡi tốt, còn có một nguyên nhân quan trọng khác: Vũ khí.
Lý Nguyên Bá sử dụng đôi chùy có tổng khối lượng lên tới 800 cân để làm vũ khí cho mình. Ông dựa vào kỹ năng cùng sức mạnh của mình làm nên những thành tựu to lớn mà không một tướng sĩ Trung Nguyên nào thay thế được.
Vào triều đại nhà Tùy và nhà Đường, 1 cân sẽ tương đương với khoảng 600g. Nếu quy trọng lượng về thời hiện đại thì đôi chùy Lý Nguyên Bá sẽ tương đương với khoảng 480kg, một con số lớn.
Hình ảnh đôi chùy. (Ảnh: Sohu)
Tất nhiên đây cũng chỉ là một chi tiết hư cấu mà tác giả đưa vào tiểu thuyết để thêm phần hấp dẫn. Chứ thực tế thì sẽ không một người nào có thể sử dụng đôi chùy với trọng lượng lớn như vậy để tham gia chiến đấu cả.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Con non bị sư tử tấn công, trâu rừng kéo theo '500 anh em' tới giải cứu và cái kết
CLIP: Kinh hoàng trước cảnh người huấn luyện bị đàn sói tấn công dữ dội
Trong Tây Du Ký, tại sao yêu quái dám ăn Đường Tăng để trường sinh bất tử mà không dám trộm quả nhân sâm của Chân Nguyên Đại Tiên?
CLIP: Chó đóng vai người hòa giải, 'tung chiêu' ngăn hổ và sư tử cắn nhau nhưng cái kết mới gây chú ý
Thời xưa có nạn đói phải ăn rễ cỏ, nhai vỏ cây, nhưng tôm cá dưới sông đầy tại sao không ăn?
Người đàn ông nhặt được hòn đá 'mọc tóc' trắng, sau khi các chuyên gia giám định xong liền gọi cảnh sát phong tỏa cả ngôi làng