Trong Tử Cấm Thành có hàng trăm cái giếng nhưng không ai dám uống nước từ đó, sự thật quá tàn nhẫn
Bí ẩn việc Tử Cấm Thành bắt du khách rời đi trước 5 giờ chiều, đêm xuống nội bất xuất ngoại bất nhập / Lý do sâu xa khiến mái cung điện Tử Cấm Thành 600 năm qua luôn sạch, không có phân chim
Tử Cấm Thành là cung điện hoàng gia của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, còn được gọi là Cố Cung. Tử Cấm Thành có diện tích lên đến 720 ngàn mét vuông và tương truyền có gần 10 ngàn căn phòng. Với quy mô nguy nga, hoành tráng. Có rất nhiều người sống ở nơi này, chắc chắn cần có rất nhiều nước để sử dụng. Theo thống kê ở Tử Cấm Thành có hơn 70 giếng nước nhưng không ai dám uống nước, phần lớn nước từ những giếng này được dùng để tưới hoa, lau chùi cung điện và dập lửa. Nước uống được phần lớn được lấy từ xa. Tại sao lại có hiện tượng như thế này?
Ảnh minh họa
Trong Tử Cấm Thành có rất nhiều giếng, nhưng chẳng ai dám dùng nước ở đây.
Lý do 1: Không dám uống nước trong giếng
Giếng trong Tử Cấm Thành ban đầu quả thực được dùng để uống, nhưng sau vài năm không ai dám uống nước từ đó. Theo một vị thái giám già trong cung tiết lộ, trong cung thực ra rất tàn ác, nhiều phi tần sẽ biến mất một cách khó hiểu, và nhiều người cho rằng có đến 80% trong số đó bị thủ tiêu ở giếng, thi thể dần thối rữa. Sau một thời gian dài, nước trong giếng tự nhiên sẽ không thể uống được, và tất nhiên sẽ không có ai dám uống.
Trong một ghi chép về lịch sử hoàng cung thời nhà Thanh, người ta cho rằng Từ Hi thái hậu do "ngứa mắt" với Trân Phi - phi tần được vua Quang Tự hết mực sủng ái - nên đã sai người ném Trân Phi xuống giếng.
Giếng sâu ẩn chứa vô vàn âm mưu thâm độc, tuyệt tình chốn hậu cung.
Lý do 2: Mùi vị không ngon
Chất lượng nước ở Bắc Kinh luôn kém, Vua Càn Long do rất thích uống trà, nên tuyệt nhiên không cho bất kỳ ai pha trà từ nước lấy ở trong cung. Bởi theo ông, việc đó sẽ làm mất đi hương vị của trà. Có lần ông uống trà ở núi Ngọc Tuyền và thấy nước ở đó rất ngon nên đặt tên cho con suối ở đó là “con suối ngon nhất thế giới”. Thời nhà Thanh, phần lớn nước uống trong cung điện là từ Tây Chi Môn rồi đến núi Ngọc Tuyền để lấy nước nên thời nhà Thanh luôn gọi Tây Chi Môn là “Cổng nước” sau khi lấy nước xong mới phân phát về các cung. Dựa theo địa vị của mỗi người, các hậu cung sẽ được phân phát lượng lước khác nhau.
Chất lượng nước dưới giếng cũng đã được người đời sau kiểm nghiệm và đánh giá là không an toàn.
Lý do thứ ba: Vấn đề an toàn
Phần lớn nước ngầm trong các giếng đều thông với nhau. Các giếng chứa nước trong Tử Cấm Thành còn thường xuyên bị kẻ xấu thả chất độc, nhằm âm mưu hãm hại lẫn nhau. Trải qua nhiều năm, độc tố trong giếng có thể vẫn còn, kết hợp hệ thống kênh ngầm phức tạp, khiến người vô tình uống phải nước dù ở bất kỳ đâu, vẫn có nguy cơ nhiễm độc.
Đây là lý do tại sao ở Tử Cấm Thành có rất nhiều giếng nhưng không ai dám uống nước trong đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Nhện độc giăng bẫy, hạ gục rắn bằng vũ khí đáng sợ
CLIP: Báo hoa mai trổ tài ‘khinh công’, lao lên không trung đoạt mạng đại bàng trong chớp mắt
CLIP: Cá sấu mõm ngắn ‘xẻ thịt’ trăn khổng lồ
Vì sao con người phải lọc và đun sôi nước để uống, trong khi động vật hoang dã có thể uống trực tiếp mà không bị ảnh hưởng?
Loài cá nhìn giống cá chạch, được ví như 'nhân sâm dưới nước', ngày xưa chỉ dành riêng cho bậc vua, chúa thưởng thức
Loài chim Việt Nam quý hiếm bậc nhất sách đỏ thế giới: Đã biến mất hoàn toàn ở miền Nam, cận kề bờ vực tuyệt chủng