Trung Quốc đang trong "kỷ nguyên vàng của khám phá": Phát hiện khảo cổ gây chấn động thế giới này là minh chứng!
Dân làng tìm thấy lưỡi dao han gỉ bên sông, định vứt đi thì chuyên gia đã can: Nó có thể thay đổi lịch sử đấy! / Tên trộm kiên trì nhất lịch sử: Xây nhà trên mộ để đào trộm suốt 20 năm nhưng sai lầm phút cuối khiến bao công sức đổ bể!
Vào thời điểm giao mùa giữa Đông lạnh giá sang Xuân ấm áp năm 2021 ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nhóm các chuyên gia đã tiết lộ một phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc tầm cỡ quốc gia: Một chiếc mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi, được khai quật ở di chỉ Tam Tinh Đôi, thuộc địa phận thành phố Quảng Hán, tỉnh Tứ Xuyên.
Các nhà khoa học tin rằng chiếc mặt nạ vàng này thuộc về thời kỳ lịch sử của một vương quốc Thời kỳ Đồ đồng có tên là Gushu, một vương quốc bí ẩn đến mức người dân Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm trên mạng và đặt ra giả thuyết rằng các đồ tạo tác của Gushu thuộc về một nền văn minh ngoài hành tinh! Tất nhiên, các nhà khoa học đã vào cuộc và chứng minh chúng hoàn toàn là do bàn tay và khối óc con người tạo nên.
Quay trở lại phát hiện khảo cổ chấn động thế giới ở Tam Tinh Đôi (Gò Ba Sao). Mặt nạ vàng 3.000 năm tuổi không chỉ có ý nghĩa vô cùng lớn đối với lịch sử, đối với các nhà khoa học - mà nó chứng minh thêm rằng người Trung Quốc rất yêu thích khảo cổ học và cổ sinh vật học.
Hãy cùng tìm hiểu lý do...
01. Hiểu hơn về lịch sử nghìn năm
Chuyên gia Pittman tại Viện Khảo cổ học, Đại học London (Anh), cho biết chỉ có một số ít quốc gia trên thế giới có thể chỉ ra lịch sử hàng nghìn năm thành văn mà thôi. Và Trung Quốc là một trong số ít đó.
David Palmer, một nhà nhân chủng học tại Đại học Hồng Kông, cho biết lịch sử hàng nghìn năm thường được hiểu là một "câu chuyện không bị gián đoạn". Do đó, tận hưởng những khám phá mới hoặc ôn lại lịch sử sẽ "làm giàu thêm kiến thức của chúng ta về chính bản thân mình".
Đội quân đất nung là một trong những khám phá tình cờ đáng chú ý nhất trong lịch sử loài người. Ảnh: Handout
Mối liên hệ này với quá khứ thường trở nên rõ ràng khi quá trình đô thị hóa của đất nước này mạnh mẽ trong vài thập kỷ qua.
Tây An - một thành phố ở tây bắc Trung Quốc từng là thủ đô của nền văn minh Trung Quốc trong hơn 1.000 năm - nổi tiếng là thiếu mạng lưới tàu điện ngầm rộng khắp vì các công nhân xây dựng liên tục khám phá các địa điểm khảo cổ quan trọng trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng.
Đội quân đất nung [thuộc lăng mộ Tần Thủy Hoàng] của thành phố, một trong những di chỉ khảo cổ nổi tiếng nhất trên thế giới, được phát hiện một cách tình cờ bởi những người nông dân đang cố gắng xây dựng một cái giếng vào năm 1974.
Và cũng giống như lịch sử khảo cổ của nó, sự quan tâm của Trung Quốc đối với cổ sinh vật học một phần là nhờ nơi đây từng diễn ra những sự kiện đáng chú ý.
Ryan McKenzie, trợ lý giáo sư tại Khoa Khoa học Trái Đất của Đại học Hồng Kông đã đối chiếu cảnh quan địa chất của Trung Quốc với Burgess Shale ở Canada, một địa điểm vô cùng quan trọng và nổi tiếng trong ngành cổ sinh vật học. Ông cho biết Trung Quốc có nhiều địa điểm xuất hiện các hóa thạch quan trọng với quy mô tương tự.
Gần đây, Trung Quốc đã trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy giả thuyết rằng nhiều loài khủng long có lông vũ, một trong những thay đổi quan trọng nhất trong cách mọi người nghĩ về các loài động vật thời tiền sử.
02. "Kỷ nguyên vàng của khám phá"
Trung Quốc đã đầu tư số tiền đáng kể vào cổ sinh vật học và khảo cổ học và tự hào có một số chương trình được tài trợ tốt nhất trên thế giới.
Jin Meng, một nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ, cho biết Trung Quốc đang ở trong "kỷ nguyên vàng của khám phá".
Các nhà khoa học làm việc tại một cơ sở công nghệ cao ở khu di tích Tam Tinh Đôi ở tỉnh Tứ Xuyên, tây nam Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Ông cho biết các nguồn tài trợ ấn tượng, công nghệ mới và sự hợp tác quốc tế "trong ba thập kỷ qua kể từ những năm 1980 đã giúp cho việc khai quật và thu thập hóa thạch bắt đầu diễn ra trên khắp Trung Quốc."
Trợ lý giáo sư Ryan McKenzie đồng tình: "Họ đã đầu tư rất nhiều tiền, và khối lượng công việc đang thực hiện lớn đến mức không nơi nào sánh kịp".
03. Khảo cổ thúc đẩy du lịch
Chắc chắn rồi. Các chính quyền địa phương và khu vực có thể thấy hoạt động kinh tế đáng kể từ những khám phá khảo cổ lớn. Mới đây nhất, thành phố Tây An đã đón 14,7 triệu lượt khách du lịch vào Tết Trung thu năm 2020.
Ở Trung Quốc cũng tồn tại một loạt các địa điểm du lịch vi mô: Một bảo tàng lịch sử địa phương, hoặc một tấm bảng mô tả địa chất của một khu vực.
Các bảo tàng, như bảo tàng khủng long này ở Nam Kinh, là những điểm thu hút khách du lịch nổi tiếng trên khắp đất nước. Ảnh: Xinhua
David Palmer, một nhà nhân chủng học tại Đại học Hồng Kông cho biết đây là một cách để các khu vực địa phương "thúc đẩy câu chuyện của chính họ".
"Một thị trấn có thể trở nên quan trọng hơn [sau một khám phá khảo cổ lớn] và các thị trấn khác luôn thúc đẩy việc công nhận các di tích của họ khi họ cạnh tranh để giành được uy tín và khách du lịch. Chính họ đang cố gắng nâng cao vị thế của địa phương mình", ông David Palmer nói.
04. Cảm hứng từ 'tiền nhân'
Giống như hầu hết các doanh nghiệp, các ngành này thường đòi hỏi một số ít những người tiên phong và các chuyên gia dẫn đầu để truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ tiếp bước họ.
Trong khảo cổ học và cổ sinh vật học, một số nhân vật có tiếng vang trong lịch sử - những người đã xây dựng nền tảng cho các nhà khoa học sau này - là người Trung Quốc.
Ví dụ, Yang Zhongjian (1897-1979), thường được gọi là CC Young, được coi là "cha đẻ của cổ sinh vật học có xương sống Trung Quốc".
Các nhà khảo cổ học hiện đại làm việc tại một ngôi mộ được phát hiện ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Năm 1938, ông phát hiện ra một loài khủng long có tên Lufengosaurus huenei, loài khủng long chân thằn lằn cổ dài, đã khiến công chúng kinh ngạc khi nó được trưng bày ở tỉnh Tứ Xuyên, miền trung Trung Quốc vào năm 1941.
Đối với những nữ thanh niên đang tìm kiếm nguồn cảm hứng về khảo cổ và cổ sinh vật học, họ có thể tìm hiểu về Zheng Zhenxiang, người sinh năm 1929 và được mệnh danh là "đệ nhất phu nhân khảo cổ học Trung Quốc".
Bà nổi tiếng với việc khai quật ngôi mộ Thời kỳ Đồ đồng của nữ tướng Phụ Hảo (một phi tần của vua Vũ Đinh nhà Thương) tại An Dương, Hà Nam, Trung Quốc.
Chuyện kể rằng, Zheng Zhenxiang đã can thiệp vào kế hoạch san bằng một ngọn đồi ở tỉnh Hà Nam, nói rằng ngọn đồi đó có giá trị khảo cổ và cần được khai quật. Bà cũng tin rằng nó có thể chứa một lăng mộ của một hoàng gia triều đại nhà Thương, mặc dù có rất ít người đồng ý với bà điểm này. Và bà đã đúng!
Tại địa điểm An Dương, Zheng Zhenxiang đã khám phá ra lăng mộ của Phu nhân Phụ Hảo - nữ tướng được cho là mất vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên và từng dẫn đầu hàng nghìn quân cho triều đại nhà Thương.
Ảnh trái: Yang Zhongjian (1897-1979) - "Cha đẻ của cổ sinh vật học có xương sống Trung Quốc" - Ảnh phải: Zheng Zhenxiang - "Đệ nhất phu nhân khảo cổ học Trung Quốc".
Chính những nhà khoa học này đã truyền cảm hứng cho những thế hệ trẻ ngày nay ở Trung Quốc.
Nhờ có lịch sử hàng nghìn năm, nhờ có những chuyên gia tiên phong mà thế hệ trẻ nước này thêm yêu lịch sử của họ thông qua những phát hiện khảo cổ chấn động.
Những thước phim sống động trên màn ảnh phần nào tỏ bày mong muốn hiểu và yêu lịch sử tại quốc gia này. Đó là lý do vì sao nhà cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Mỹ Jin Meng lại nói: Trung Quốc đang ở trong "kỷ nguyên vàng của khám phá".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'