Khám phá

Trung Quốc: Phát hiện lăng mộ xa hoa của Sở vương bí ẩn

Một lăng mộ thời Chiến Quốc được trang trí công phu và chứa đầy hiện vật quý giá vừa được khai quật ở tỉnh An Huy - Trung Quốc.

Tàn tích thị trấn cổ khoảng 300 năm tuổi hiện lên sau đợt hạn hán kéo dài / Lọt top 3 thành phố không khí sạch nhất Đông Nam Á, địa phương nào của Việt Nam làm nên kỳ tích?

Không biết ai được chôn cất trong lăng mộ hơn 2.200 năm tuổi này, nhưng có thể ông là một vị vua nước Sở, một trong 7 vương quốc hùng mạnh tranh giành quyền lực thời Chiến Quốc ở Trung Quốc - một chuyên gia trong nhóm nghiên cứu nhận định vớiLive Science.

Theo Cơ quan Quản lý Di sản Văn hóa Quốc gia Trung Quốc (NCHA), đây là ngôi mộ lớn nhất và phức tạp nhất từng được tìm thấy thuộc về nước Sở cổ đại.

Trung Quốc: Phát hiện lăng mộ xa hoa của Sở vương bí ẩn- Ảnh 1.

Một số hiện vật được bảo quản rất tốt bên trong lăng mộ ở tỉnh An Huy - Ảnh: TÂN HOA XÃ

Các nhà khảo cổ đã dành 4 năm qua để khai quật lăng mộ ở khu vực Wuwangdun, nằm gần TP Hoài Nam, tỉnh An Huy - Trung Quốc.

TheoTân Hoa Xã,các nhà khảo cổ đã khai quật được hơn 1.000 hiện vật tại địa điểm này - bao gồm các các món đồ tùy táng quý giá bằng sơn mài, bình thờ bằng đồng và nhạc cụ - cũng như một quan tài trung tâm được khắc hơn 1.000 ký tự.

Việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và các phân tích khác cho thấy lăng mộ được xây dựng thời kỳ cuối của nhà Chu - khoảng hơn 220 năm trước Công nguyên.

Thời kỳ đó, nước Sở là một trong các chư hầu của nhà Chu - vốn đang trong giai đoạn suy vong - và tranh giành quyền lực với các chư hầu khác.

Tuy nhiên cuối cùng, năm 221 trước Công nguyên, nhà Tần đã lật đổ nhà Chu và thống nhất Trung Quốc, bao gồm việc bình định các vương quốc chư hầu như nước Sở.

 

Vì vậy, lăng mộ này đánh dấu là một giai đoạn quan trọng trước khi hệ thống phong kiến nhà Chu tan rã - theo nhà khảo cổ học Xi Cheng Gong từ Viện Khảo cổ và Di tích Văn hóa tỉnh An Huy, người đứng đầu cuộc khai quật.

“Những phát hiện này có thể cung cấp một bức tranh tổng thể về các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, công nghệ và xã hội của nước Sở” - ông Xi Cheng Gong nhận xét.

Các nhà khảo cổ đã phải làm việc trong một phòng thí nghiệm đặc biệt có lượng oxy thấp, được xây dựng ngay tại địa điểm này để bảo tồn các di vật được khai quật.

Ngoài ghi chép truyền thống, nhóm nghiên cứu còn sử dụng chức năng quét, khảo sát và lập bản đồ kỹ thuật số để tạo ra mô hình 3D chính xác của các lớp trong lăng mộ, cũng như ghi lại các ký tự trên nắp quan tài bằng công nghệ hình ảnh hồng ngoại .

Nhóm nghiên cứu mới chỉ khai quật được 1/3 ngôi mộ và danh tính của vị hoàng đế trong mộ hãy còn là bí ẩn.

 

Tuy vậy, một số bằng chứng sơ bộ khiến các nhà khoa học suy đoán rằng người nằm trong mộ rất có thể là Sở Khảo Liệt Vương, vị vua thứ 41 của nước Sở, trị vì những năm 262-238 trước Công nguyên.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm