Trung Quốc: Quái vật biển chưa từng biết lộ diện ở mỏ đá hoang
Những sở thích quái đản của các bà hoàng Trung Hoa: Người thích khỏa thân, kẻ mê xem đốt lửa hại chết chồng / Thông tin về dân tộc duy nhất ở Việt Nam có tục lệ nam giới cứ đến 12 tuổi là phải đi tu
Theo Sci-News, bộ xương hóa thạch còn khá nguyên vẹn của loài quái vật biển mới đã được phát hiện trong một mỏ đá bỏ hoang ở huyện Lô Khê, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi TS Jun Liu từ Đại học Công nghệ Hợp Phì (Trung Quốc) xác định nó thuộc về một loài sinh vật chưa từng được biết đến trước đây, sống vào 245 triệu năm trước, tức kỷ Tam Điệp.
Bộ xương loài quái vật biển mới hiện ra trên đá ở Trung Quốc - Ảnh: Swiss Journal of Palaeontology
Bài công bố trên tạp chí Swiss Journal of Palaeontology cho biết loài mới - được đặt tên là Dianmeisaurus mutaensis - thuộc về nhánh bò sát đã tuyệt chủng mang tên Pachypleurosaur, thuộc bộ Sauropterygia.
Dòng dõi này phát triển từ những tổ tiên trên đất liền ngay sau đại tuyệt chủng cuối kỷ Nhị Điệp trước đó, tức hơn 251 triệu năm trước.
Những thành viên của nhóm quái vật biển này có vẻ ngoài khá giống thằn lằn và có đầu nhỏ, cổ dài, các chi giống mái chèo và đuôi dài.
"Sauropterygia là nhánh phát triển mạnh nhất trong số các loài bò sát biển thuộc đại Trung Sinh xét về mặt đa dạng loài, bao gồm Plesiosauria mang tính biểu tượng từ kỷ Jura và kỷ Phấn Trắng hay nhóm Placodontia và Eosauropterygia từ kỷ Tam Điệp" - TS Liu nói.
Bộ xương của sinh vật lạ lùng này được bảo quản trong lớp đá vôi micritic màu xám đen, với đa phần cơ thể hãy còn nằm đúng vị trí như khi nó vừa chết.
Hóa thạch này cũng cho thấy chiều dài tổng thể chỉ 99,2 mm, cho thấy nó khá nhỏ bé. Tuy vậy, kích thước này không lạ trong thế giới bò sát thời kỳ đó.
Sinh vật này sống vào thời gian hàng triệu năm trước khi những tổ tiên sơ khai nhất của loài khủng long xuất hiện, vốn cũng có kích thước nhỏ bé.
Chỉ khi bước sang kỷ Jura rồi đến thời hoàng kim là kỷ Phấn Trắng, thế giới quái vật mới bước vào thời kỳ hưng thịnh, cả trên cạn lẫn dưới nước, đa dạng hơn về loài và to lớn vượt trội so với các loại sơ khai.
Kết quả nghiên cứu phát sinh loài của Dianmeisaurus mutaensis cho thấy mối quan hệ của nó với một số loài quái vật biển đã biết trong khu vực, cung cấp thêm bằng chứng chỉ ra nguồn gốc của nhóm Pachypleurosaurs là phía Đông đại dương cổ đại Tethys.
Tethys nằm giữa hai siêu lục địa Lausaria và Gondwana, hình thành khoảng 250 triệu năm về trước và "kết thúc cuộc đời" khoảng 200 triệu năm trước, khi các siêu lục địa tan rã thành nhiều châu lục, định hình lại bản đồ thế giới như ngày nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
CLIP: Đi săn linh dương kudu, sư tử bị con mồi đạp cho trọng thương nhưng cái kết cuối cùng mới gây 'sốc'
CLIP: Đi săn lợn bướu, sư tử bị con mồi húc thủng bụng và cái kết khó tin
CLIP: Bị 2 con chó nhà tấn công dữ dội, rắn hổ mang vẫn không hề hấn gì
CLIP: Đụng độ cầy mangut, rắn hổ mang chúa 'khủng' bị cắn nát đầu
CLIP: Đàn trâu rừng nổi điên truy sát bầy sư tử và cái kết 'muối mặt' cho chúa tể đồng cỏ
CLIP: Trăn Nam Mỹ tham lam nuốt cá sấu và màn giải cứu đầy gay cấn