Trùng tu Tử Cấm Thành, phát hiện văn kiện bí mật 'bóc trần' sự thật về Từ Hi Thái hậu
Những bí ẩn 'động trời' trong lăng mộ của Từ Hy và linh ứng đáng sợ về luật nhân quả / Bí ẩn đằng sau lần cháy của lăng mộ Khang Hi khiến Từ Hy Thái Hậu lo sợ
Nhiều thập kỷ sau khi triều đại phong kiến nhà Thanh kết thúc, người ta bắt đầu quá trình trùng tu lại Tử Cấm Thành. Trong quá trình trùng tu ấy, một văn kiện bí mật được phát hiện đã hé lộ sự thật ngỡ ngàng về người phụ nữ quyền lực nhất vương triều bấy giờ - Từ Hi Thái hậu (1833-1908).
Sau khi kiểm tra nội dung văn kiện, các chuyên gia cho biết đây là bức thư do chính tay Từ Hi Thái hậu viết có liên quan đến sự kiện Cố mệnh Bát đại thần.
Cuốn "Thanh sử cảo"có ghi, mỗi khi phê duyệt tấu chương, Hoàng đế Hàm Phong thường một bên giảng giải, một bên để Từ Hi viết lại cho mình. Đồng thời, Hoàng đế cũng cho phép bà được bày tỏ ý kiến riêng.
Việc phụ nữ được tham gia vào chuyện triều chính là điều cực kỳ hiếm hoi trong lịch sử, chi tiết này ngầm khẳng định Từ Hi vô cùng thông minh, tài giỏi, lại có học thức cao hơn người.
Vậy nhưng theoSohu, một tài liệu bí mật liên quan đến Cố mệnh Bát đại thần được phát hiện trong quá trình trùng tu Tử Cấm Thành đã vô tình hé lộ điều ngược lại. Ngay cả các chuyên gia đầu ngành cũng phải kinh ngạc mà thốt lên một câu:"Không thể nào!"
Nguyên nhân là do chữ viết tay của Từ Hi Thái hậu trong văn kiện được tìm thấy có đến 12 lỗi chính tả trong tổng số 237 ký tự. Chính bà cũng ý thức rất rõ về điều này nên phải viết thêm: "Trong bản chỉ dụ có rất nhiều ký tự chưa phù hợp, để lại chỉnh sửa".Điều này đã vô tình tiết lộ sự thật: Từ Hi Thái hậu không hề hiểu biết như những gì được miêu tả trong "Thanh sử cảo".
Kỳ thực chi tiết này đã sớm bị bại lộ từ lâu. Năm 1904, Từ Hi Thái hậu đã từng chép một đoạn của "Bát Nhã Tâm Kinh". Bức thư pháp của bà tất nhiên cũng nằm ngoài dự đoán của tất cả các chuyên gia: Không hề đẹp như lời đồn, thậm chí còn khó coi.
Chính vì phát hiện này mà những bức tranh được coi là xuất sắc của Từ Hi Thái hậu cũng bị nhiều người đưa vào vòng nghi vấn. Phải chăng những bức tranh ấy cũng không phải do chính tay Từ Hi Thái hậu vẽ ra?
Cố mệnh Bát đại thầnTheo "Thanh sử cảo", Hàm Phong đế (1831-1861) trước khi qua đời đã để lại di chiếu chỉ định 8 vị quan nhiếp chính phò trợ hoàng tử Đồng Trị (con trai của Từ Hi) lên ngôi hoàng đế.Tám vị quan nhiếp chính khi ấy còn được biết với cái tên "Cố mệnh Bát đại thần".
Hoàng tử Đồng Trị lên ngôi đồng nghĩa với việc Từ Hi được bước lên vị trí thái hậu. Từ Hi vốn có tham vọng quyền lực, thường can thiệp chuyện triều chính nên đã bịtám vị nhiếp chính đại thần phản đối mạnh mẽ.
Nhận thấy mối nguy trước mắt, Từ Hi Thái hậu đã mượn tay em trai của Hàm Phong đế (tức Cung Thân vương Ái Tân Giác La Dịch Hân) để phát động cuộc đảo chính Tân Dậu, lật đổ Cố mệnh Bát đại thần. Ngay sau đó, Từ Hi Thái hậu lên nắm quyền kiểm soát, loại luôn cả Dịch Hân ra khỏi ván cờ quyền lực.
Sử sách triều Thanh luôn khắc họa Từ Hi Thái hậu là người phụ nữ mưu mô, tài giỏi, hiểu biết hơn người, thế nhưng chân tướng về nhân vật này ra sao thì vẫn còn là một bí ẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí mật về mức điện áp 110V, vì sao Việt Nam sử dụng 220V còn Mỹ và Nhật vẫn kiên quyết dùng 110V?
CLIP: Rồng Komodo hạ gục trâu chỉ với một cú cắn chí mạng
Việt Nam có loài sinh vật kỳ dị bậc nhất thế giới, có khả năng khó tin, hiếm người bắt gặp được
Cung điện 'siêu to khổng lồ' của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng có gì mà khiến thích khách khiếp vía?
Loài thú quý hiếm bậc nhất ngỡ đã tuyệt chủng bỗng tái xuất thần kỳ ở Việt Nam, khiến cả thế giới sốt sắng
Người đàn ông bỗng tìm thấy 'kho báu' trong sân nhà, ai ngờ là bảo vật quốc gia không tiền nào mua nổi