Trước khi băng hà, Ung Chính đã ra lệnh cho 1 người phải chết để dọn đường cho Càn Long lên ngai vàng
Tử Cấm Thành có 9.000 phòng, vì sao cung điện của hoàng đế chỉ có 3 mét vuông? / 'Mỹ thần Hoàng hậu' được săn đón nhất trong lịch sử: Sáu vị hoàng đế thay phiên nhau chiếm giữ, thậm chí khi già đi vẫn có người tranh giành
Các hoàng tử dưới thời vua Khang Hi đều phải tham gia “Cửu tử đoạt đích” - cuộc tranh giành ngôi vị tàn khốc nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Cuộc tranh giành kết thúc bằng sự đăng cơ của Tứ hoàng tử Dận Chân (Ung Chính). Đáng nói, những hoàng tử tham gia cuộc tranh giành đều bị giam cầm đến chết ngoại trừ Dận Tường và Dận Trinh.
Ảnh minh họa
Sau khi lên ngai vàng, Ung Chính mất ăn mất ngủ khi nghĩ về chế độ gây ra nhiều đau khổ này. Thậm chí, ông còn cân nhắc đến việc bãi bỏ chế độ nghìn năm có kể trên.
Hoằng Thời là con trai thứ ba của Ung Chính đế, được nhận xét là hoàng tử ngu ngốc nhất Thanh triều. Cũng chính vì thế mà Hoàng Thời không được lòng Ung Chính hay văn võ trong triều.
Trước diễn biến trên, Hoằng Thời không cam tâm nên đã cùng chú - Bát a ca Dận Tự (hoàng tử thứ tám của Khang Hi) tác oai tác quái, cuối cùng không những mất mạng, mà còn bị tước mất tên tuổi trong hoàng tộc.
Trái ngược với Hoàng Thời, từ nhỏ, Hoằng Lịch đã có tư chất hơn người, học đâu nhớ đó. Năm Khang Hi thứ 60 (1721), Khang Hi nghe nói cháu nội Hoằng Lịch ở Ung Thân vương phủ rất thông minh, bèn cho mời gặp.
Sau khi gặp, Khang Hi rất thích Hoằng Lịch nên ra lệnh đưa vào cung học vấn và cho đi cùng đến Tị Thử sơn trang (khu nghỉ mát của hoàng thất nhà Thanh). Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi.
Năm 1722, khi Khang Hi đế qua đời, Ung Thân vương đăng cơ, lấy niên hiệu là Ung Chính. Tại thời điểm đó, Hoằng Thời không được lòng ai, trái lại Hoằng Lịch được Khang Hi sủng ái, nên vô hình trung đã khiến địa vị của Hoằng Lịch trong cuộc tranh đoạt hoàng vị suôn sẻ hơn. Đây có lẽ là lý do Ung Chính đã ngấm ngầm chọn Hoằng Lịch làm Trữ quân - người kế nhiệm hoàng vị tiếp theo.
Nhìn thấy rõ ý muốn của vua cha, lo ngại Ung Chính sẽ bỏ qua chế độ kế thừa từ trên xuống dưới, Hoằng Thời vô cùng bất mãn. Và để nâng cao địa vị của mình trong lòng cha, ông đã kiến nghị lên Hoàng đế hãy thả Thân vương Dận Tự, tức anh trai của Ung Chính. Điều này đã vượt quá giới hạn của Ung Chính vì Dận Tự là “đối thủ chính trị” của ông, khiến ông vô cùng thất vọng về người con trai này.
Đến năm 1725, vì hành vi phóng túng không biết kiểm điểm, Ung Chính đế tước bỏ thân phận Hoàng tử của Hoằng Thời, ra lệnh trục xuất khỏi Tử Cấm Thành.
Mặc dù không bị giam cầm như Dận Tự nhưng Hoằng Thời lại Lý Thân vương Dận Đào, hoàng tử thứ 12 của Khang Hi quản thúc. Sau khi bị trục xuất, Hoằng Thời không có chút ăn năn hối hận nào. Hành động này khiến Ung Chính hết sức tức giận. Ông quyết định xoá tên Hoằng Thời khỏi gia tộc Ái Tân Giác La, chấm dứt mối quan hệ cha con.
Bên cạnh đó, theo một số nhà sử học, để tránh một cuộc tranh giành ngôi vị tương tự như thời của mình, Ung Chính đã lệnh cho Hoằng Thời phải tự tử để loại bỏ một đối thủ trong việc lên ngôi của Bảo Thân vương Hoằng Lịch. Nhưng đến hiện tại, điều này vẫn chưa được chứng minh rõ ràng.
Vào năm 1735, sau khi Ung Chính băng hà, Trang Thân vương Dận Lộc, hoàng tử thứ 16 của Khang Hi đã xin Càn Long đế khôi phục lại thân phận thành viên gia tộc Ái Tân Giác La cho Hoằng Thời. Cũng vì niệm tình anh em nên Càn Long đã chấp nhận phục vị cho anh mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chân dung Tổng thống trẻ tuổi nhất thế giới ghi tên vào Sách kỷ lục Guinness, đắc cử sau khi đảo chính thành công
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loài vật có 'của quý' lớn nhất thế giới và cách giao phối đầy ám ảnh của con đực với con cá
Kinh ngạc với hình ảnh UFO hình chữ thập được cho là bị rò rỉ từ nguồn dữ liệu UFO tuyệt mật của Mỹ
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?