Trước khi chết, Chu Du cảnh báo phải giết người này: Tôn Quyền 11 năm sau mới hiểu ra
"Cung điện Rồng" - xác sao chổi trở thành báu vật vũ trụ / Lý do rùng rợn khiến "tay" của bạo chúa T-rex hầu như biến mất
Trong Tam Quốc, có vô số anh hùng, hào kiệt xuất hiện trong thời kỳ này. Ba tập đoàn mạnh nhất Tam Quốc là Tào Nguỵ, Thục Hán và Đông Ngô, đều sở hữu những nhân tài, anh hùng hiếm có trong thiên hạ lúc bấy giờ.
Trong thời kỳ đầy hỗn loạn này, Chu Du được coi là trụ cột của Đông Ngô, đặc biệt là sau khi Tôn Sách qua đời và Tôn Quyền vẫn còn nhỏ.
Chu Du là nhân tài hiếm có trong Tam QuốcChu Du, tự Công Cẩn, người đương thời gọi là Chu Lang, là danh tướng và khai quốc công thần của Đông Ngô thời Tam Quốc. Trong cuộc đời của mình, Chu Du nổi tiếng với chiến thắng ở trận Xích Bích trước quân Tào vào năm 208. Đây là trận chiến lớn khiến giấc mộng thống nhất thiên hạ của Tào Tháo bị gián đoạn và có tính bước ngoặt khi giúp phân định được cục diện của Tam Quốc.
Theo Tam Quốc chí, Chu Du xuất thân từ một gia đình danh giá ở huyện Thư, quận Lư Giang (nay là Thư Thành, tỉnh An Huy, Trung Quốc). Chu du được mô tả là người cao lớn, cường tráng và đẹp trai. Ông là người văn võ song toàn, một nhân tài hiếm có trong Tam Quốc. Ngoài tài văn thao võ lược, Chu Du còn rất am hiểu về âm nhạc. Dù đã uống say nhưng nếu nhạc đánh sai một nốt thì Chu Du vẫn biết ngay.
Chu Du là người văn thao võ lược, tài năng xuất chúng trong Tam Quốc.
Dù lập đại công ở trận Xích Bích giúp liên minh Tôn – Lưu giành chiến thắng trước Tào Tháo, nhưng đến năm 210, Chu Du lại trở bệnh trên đường trở về Giang Lăng.
Biết mình không qua khỏi nên Chu du đã cẩn thận viết thư gửi cho Tôn Quyền. Trong bức thư này, Chu Du có nhắc nhở Tôn Quyền nên diệt trừ người này để phòng ngừa đại hoạ cho Đông Ngô sau này. Trong bức thư gửi cho Tôn Quyền, Chu Du nhấn mạnh rằng: "Lưu Bị chưa diệt, Đông Ngô tất nguy".
Chu Du nói rằng, nay Tào Tháo ở phương Bắc, bờ cõi chưa yên, Lưu Bị nương nhờ như vậy chẳng khác nào nuôi hổ. Trong khi đó việc trong thiên hạ vẫn chưa biết kết cục thế nào nên cần diệt trừ Lưu Bị càng sớm càng tốt để đề phòng đại hoạ sau này.
Vì sao Chu Du lại nói như vậy?Trước khi qua đời, Chu Du đã cẩn thận cảnh báo Tôn Quyền nên sớm tiêu diệt Lưu Bị.
Thứ nhất, Chu Du phân tích tình hình thế cục lúc bấy giờ cho Tôn Quyền biết, đó là Tào Tháo đang là thế lực mạnh nhất ở phía Bắc, nhưng lại chưa hoàn toàn ổn định. Do đó, ngay cả khi Tào Tháo dẫn quân tấn công thì Đông Ngô cũng không sợ vì có thể lập tức ứng đối. Thứ hai, Lưu Bị đang nương nhờ ở nơi cách Giang Đông chỉ một con sông. Khoảng cách quá gần, giống như Đông Ngô đang nuôi một con hổ lớn ở bên cạnh, quá nguy hiểm.
Những lo ngại của Chu Du không phải là không có lý. Bởi Tào Tháo khi đó là kẻ địch ở ngoài sáng, còn Lưu Bị ở trong tối, là kẻ thù tiềm ẩn giống như một con hổ đang ẩn nấp khiến người khác khó có thể phòng bị. Chính vì vậy, Chu Du mới khuyên Tôn Quyền nên tập trung phòng thủ và tiêu diệt Lưu Bị, nếu không trong tương lai có thể gặp tai hoạ.
Dù trong chính sử hay trong Tam Quốc diễn nghĩa, Chu Du đều nhận ra rằng Lưu Bị mới thực sự là kẻ thù không đội trời chung của Đông Ngô. Tuy nhiên, Tôn Quyền lại không hiểu hết mối quan ngại này. Vị quân chủ của Đông Ngô vẫn tập trung liên minh với Lưu Bị để chống lại Tào Tháo.
Theo Chu Du, Lưu Bị là "con hổ" ẩn nấp trong bóng tối, có thể đe dọa đến sự an nguy của Đông Ngô.
Thế lực của Lưu Bị có nhiều thay đổi, không ngừng lớn mạnh, đặc biệt là sau khi chiến thắng tại trận Hán Trung, lập ra nhà Thục Hán. Sau khi Chu Du chết, Tôn Quyền không chú ý đến lời cảnh báo của danh tướng này. Vì vậy, 11 năm sau, Đông Ngô từng rơi vào tình thế nguy cấp khi phải đối mặt với cuộc tổng tấn công từ phía Thục Hán, đứng đầu là Lưu Bị.
Cuộc chiến giữa Thục Hán và Đông Ngô xảy ra sau khi mâu thuẫn về vấn đề Kinh Châu ngày càng trở nên căng thẳng, đỉnh điểm là cái chết của Quan Vũ.
Trong cuộc Đông chinh này, Lưu Bị đã huy động gần như tất cả quân Thục và chỉ để lại một phần lực lượng ở Hán Trung để đề phòng Tào Ngụy.
Trong thời gian đầu tham chiến, đại quân của Lưu Bị hùng mạnh, nhiều lần giành được ưu thế áp đảo trước quân Đông Ngô, thậm chí khiến binh lính Đông Ngô mất dần nhuệ khí, tưởng chừng như thua cuộc.
Để thoát khỏi tình thế nguy cấp, Tôn Quyền dù lúc bấy giờ đã cho sứ giả sang xưng thần với Tào Phi, nhưng Tào Phi lại đứng ngoài theo dõi trận chiến giằng co giữa hai bên Ngô – Thục. Từ đó có thể thấy rằng đại quân của Lưu Bị lúc đó đã gây áp lực lớn như thế nào đối với Đông Ngô.
Mặt khác, nếu không phải nhờ có Lục Tốn lãnh đạo đại quân, sử dụng hỏa công thiêu cháy quân doanh của Lưu Bị khiến quân Thục đại bại thì e rằng Đông Ngô khó có thể chuyển nguy thành an.
Khi còn sống, Chu Du là người hiểu rõ nhất về Lưu Bị nên đã nhiều lần nhắc nhở Tôn Quyền cần phải luôn chú ý đến vị quân chủ của Thục Hán. Thậm chí, trước khi qua đời, điều ông cảnh báo Tôn Quyền chính là việc không được ‘nuôi hổ’, không được đợi Lưu Bị mạnh lên mà phải loại bỏ càng sớm càng tốt.
Cuộc thảo phạt Đông Ngô chính là minh chứng. Cho dù Đông Ngô không bị diệt vong dưới tay của Lưu Bị, nhưng điều này cho thấy lời cảnh báo năm xưa của Chu Du trước khi qua đời là hoàn toàn có căn cứ. Đáng tiếc là Tôn Quyền lại không nghe theo lời của Chu Du. Trong cuộc chiến với Thục Hán, Đông Ngô tuy giành chiến thắng nhưng cũng chịu tổn thất không nhỏ.
Bài viết tham khảo nguồn: Sohu, Laoziliao, Baidu
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao thái giám lại để quả ké đầu ngựa trong đế giày khi phục vụ Hoàng đế và các phi tần?
Nó là bậc thầy diệt muỗi, tiêu diệt 3.000 con muỗi mỗi năm, nhưng lại đang bị con người bắt số lượng lớn làm món ngon
CLIP: Hươu cao cổ tung cú đá "trời giáng", sư tử phải trả giá đắt
Đang đi lang thang, người đàn ông bất ngờ nhặt được cục vàng 1,4 kg
Chân dung Hoàng đế Chu Nguyên Chương được vẽ bằng Al, hậu thế hoang mang: Đâu mới là thật?
CLIP: Trâu rừng phản công, bầy sư tử đành ngậm ngùi nhìn con mồi tuột mất