Trương Phi cả đời tận tụy cho Thục Hán, hậu duệ duy nhất lại đầu hàng Tào Ngụy: Vì sao?
Tam quốc diễn nghĩa: 3 mãnh tướng khiến Tào Tháo cả đời e sợ, 1 người từng suýt khiến ông mất mạng / Đệ nhất mãnh tướng của đội quân Tào Ngụy, từng 3 lần giao đấu bất phân thắng bại với Quan Vũ là ai?
Trương Phi (167 - 221) là danh tướng nhà Thục Hán và cũng là một trong những mãnh tướng nổi tiếng vào thời Tam Quốc. Ông cùng Quan Vũ là hai nhân vật cốt cán đã đi theo phò tá Lưu Bị từ những ngày đầu gây dựng sự nghiệp.
Có ý kiến cho rằng, những viên gạch đặt nền móng đầu tiên của Thục Hán được dựng nên từ ý chí kiên cường của Lưu Huyền Đức, sự trung nghĩa vô song của Quan Vân Trường và cả tinh thần dũng mãnh quả cảm của Trương Dực Đức.
Chỉ tiếc rằng Trương Phi tuy cả đời dũng mãnh, thế nhưng cuối cùng lại phải chịu kết cục bi thảm trong tay của những kẻ phản trắc. Cái chết của vị mãnh tướng ấy đã khiến Thục Hán mất đi một trong những trụ cột truyền kỳ và để lại muôn vàn nuối tiếc cho hậu thế.
Tuy nhiên điều đáng nói hơn lại nằm ở chỗ, bản thân Trương Phi từng cả đời bán mạng để phò tá cho cơ nghiệp Thục Hán, thế nhưng người nối nghiệp duy nhất còn lại của ông lại dễ dàng chấp nhận đầu hàng Tào Ngụy.
Vậy liệu rằng đâu là lý do khiến hậu nhân của vị tướng này lựa chọn con đường hoàn toàn ngược lại so với những thành viên khác trong gia tộc của mình?
Những số phận hẩm hiu của các thành viên trong gia tộc Trương Phi
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sử cũ ghi lại ,vào năm 219, Quan Vũ thua trận dưới tay liên minh hai thế lực Đông Ngô - Tào Ngụy và bị sát hại.
Tới năm 221, Lưu Bị lên ngôi Hoàng đế. Trương Phi được phong làm Xa kị tướng quân kiêm Tư Lệ hiệu úy. Hai nhân vật cốt cán của Thục Hán này đều ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch chinh phạt Đông Ngô nhằm báo thù cho Quan Vũ.
Bấy giờ, Lưu Bị hạ lệnh cho Trương Phi đem quân xuất phát từ Lãng Trung tới Giang Châu để hội binh với mình. Tuy nhiên ở vào thời điểm đang chuẩn bị tấn công Tôn Ngô, vị tướng họ Trương ấy đã bị bộ hạ dưới trướng là Trương Đạt và Phạm Cương sát hại.
Về cái chết tức tưởi của nhân vật này, "Tam Quốc diễn nghĩa" từng xây dựng nên tình tiết Trương Dực Đức ép hai tướng Trương – Phạm phải gấp rút may đủ áo giáp trắng để tang Quan Vũ trong thời gian ngắn, hơn nữa còn đánh đập khi họ kêu rằng nhiệm vụ này quá khó hoàn thành.
Vì quá uất ức và sợ hãi, Trương Đạt cùng Phạm Cương đã thừa dịp đêm tối để lẻn vào lều ám sát Trương Phi, thậm chí còn mang thủ cấp của vị tướng này sang hàng Đông Ngô.
Thực chất, tính cách nóng nảy với sĩ tốt của Trương Dực Đức từ sớm đã bị Lưu Bị nhìn ra. Cũng bởi vậy mà vị quân chủ này từng có lần nhắc nhở:
"Khanh dùng hình phạt quá mức, lại hay đánh đập người dưới, xử phạt xong mà vẫn giữ lại bên mình, ấy là chuốc lấy tai vạ vậy".
Chỉ tiếc rằng vị tướng họ Trương ấy đến lúc cuối đời vẫn không thể sửa đổi tính khí, để rồi cuối cùng phải bỏ mạng tức tưởi trong tay của những kẻ phản trắc dưới trướng mình.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Sử cũ ghi lại, Trương Dực Đức lúc sinh thời có tổng cộng 4 người con. Trong đó 2 người con gái đều gả cho Lưu Thiện và trở thành Hoàng hậu Thục Hán.
Người con trai trưởng của ông tên là Trương Bào, dù được xem là đấng anh tài nhưng lại không may đoản mệnh. Trương Bào năm xưa từng có một người con trai là Trương Tuân, tuy nhiên vị tướng trẻ ấy cũng bỏ mạng nơi sa trường trong trận tử chiến với quân Ngụy ở Miên Trúc.
Sau cái chết của con trưởng và cháu trai, người nối nghiệp duy nhất còn lại của gia tộc họ Trương chỉ còn Trương Thiệu – tức con trai thứ của Trương Phi. Nhân vật này từng làm quan tới chức Trung Thượng thư Bộc xạ và cũng là đại thần có vai vế trong triều dưới thời Hậu chủ Lưu Thiện.
Tuy nhiên điều đáng nói lại nằm ở chỗ, hậu duệ hiếm hoi của Trương Phi chẳng những sở hữu sự nghiệp thua xa phụ thân mà còn sở hữu một vết đen muôn đời khó gột rửa. Đó chính là dễ dàng chấp nhận đầu hàng Tào Ngụy vào thời điểm Thục Hán đang nguy nan.
Lý do nào khiến Trương Thiệu lại lựa chọn con đường trái ngược hoàn toàn so với những người ruột thịt từng cả đời bán mạng cho Thục Hán như vậy?
Cha ruột cả đời bán mạng cho Thục Hán, con trai lại đầu hàng nhà Tào Ngụy
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Năm Cảnh Diệu thứ 6 (năm 263), Tào Ngụy phái hai tướng Chung Hội và Đặng Ngải đem quân chinh phạt Thục Hán.
Bấy giờ, nhánh quân của Chung Hội bị Khương Duy chặn lại ở Kiếm Các. Tuy nhiên Đặng Ngải lúc đó đã bí mật đưa một nhóm quân lén đi qua đường núi Âm Bình và đánh thẳng vào cửa ải Miên Trúc.
Khi ấy, người trấn thủ ở Miên Trúc là tướng Gia Cát Chiêm – con trai ruột của Thừa tướng Gia Cát Lượng. Mặc dù bản thân Gia Cát Chiêm và các tướng nhà Thục Hán đều chiến đấu hết mực quả cảm, nhưng phòng tuyến tại đây cuối cùng vẫn không thể cản bước quân Ngụy.
Cửa ải Miên Trúc thất thủ đã kéo theo sự hy sinh của không ít hậu duệ từ các gia tộc cốt cán dưới trướng nhà Thục Hán như con trai và cháu trai của Gia Cát Lượng (tức Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng), con trai của Hoàng Sùng, cháu của Lý Cầu. Và cháu trai của Trương Phi là Trương Tuân cũng không may nằm trong số đó.
Sau khi ải Miên Trúc thất thủ, quân Ngụy nhanh chóng đánh thẳng vào Thành Đô. Bấy giờ, hậu chủ Lưu Thiện đã quyết định nghe theo lời khuyên của một vài trọng thần, phái người đưa ra ngọc tỷ cùng thư xin hàng tới chỗ Đặng Ngải.
Chứng kiến vận nước đã lâm vào bước đường cùng, một số trọng thần có vai vế của nhà Thục Hán đã khuyên Hậu chủ Lưu Thiện chủ động đầu hàng.
Điểm đáng nói nằm ở chỗ, một trong ba trọng thần "có công" khuyên hàng và trực tiếp giao ra ngọc tỷ Thục Hán chính là Trương Thiệu – con trai thứ và cũng là người nối nghiệp duy nhất còn sống sót của gia tộc Trương Phi.
Ảnh minh họa: Nguồn Internet.
Về việc làm đầy tai tiếng của nhân vật này, có ý kiến cho rằng hành động của Trương Thiệu không có nửa điểm xứng đáng với phụ thân Trương Phi hay anh trai Trương Bào, thậm chí còn thua xa người cháu ruột đã bỏ mạng trong sa trường vì tử chiến như Trương Tuân.
Tuy nhiên theo phân tích của tờ báo QQ News (Trung Quốc), lý do khiến Trương Thiệu lựa chọn con đường đầu hàng Tào Ngụy xuất phát từ 2 nguyên nhân dưới đây.
Thứ nhất, bản thân Trương Thiệu không có lòng muốn đền nợ nước đối với tập đoàn chính trị Thục Hán.
Đây được xem là nguyên nhân trọng yếu hơn cả khiến nhân vật này quyết định đầu hàng Tào Ngụy. Bởi lẽ Trương Thiệu vốn có thể xung phong ra chiến trường như Gia Cát Chiêm hay Trương Tuân, tuy nhiên ông lại lựa chọn lưu lại nơi hậu phương ngay cả khi vận nước đã trên đà nguy nan.
Hơn nữa Trương Thiệu vốn là một trong ba trọng thần chủ động khuyên Hậu chủ đầu hàng, đồng thời cũng nhận nhiệm giao ra ngọc tỷ và thư hàng. Điều này cho thấy bản thân nhân vật trên từ sớm đã chấp nhận và lựa chọn con đường quy hàng Tào Ngụy.
Mặc dù đây chỉ là lựa chọn cá nhân, tuy nhiên có không ít ý kiến cho rằng việc làm của Trương Thiệu vốn không xứng đáng với danh tiếng của Trương Phi, lại càng không thể so sánh với những người thân đã đổ máu vì nhà Thục Hán như Trương Bào hay Trương Tuân.
Nguyên nhân thứ hai: Bản thân Trương Thiệu là người nối nghiệp duy nhất còn lại của gia tộc Trương Phi nên không thể gặp bất kỳ bất trắc nào.
Kể từ thời điểm sau khi cháu ruột Trương Tuân bỏ mạng ở ải Miên Trúc, con trai thứ Trương Thiệu đã trở thành người nối nghiệp duy nhất còn lại của gia tộc Trương Phi.
Điều này đồng nghĩa với việc một khi Trương Thiệu gặp phải bất trắc nào thì gia tộc của vị tướng họ Trương nổi danh thời Tam Quốc ấy sẽ rơi vào cảnh tuyệt hậu.
Đây cũng có thể là lý do mà chị ruột của Trương Thiệu khi ấy là Trương Hoàng hậu sẽ làm đủ mọi cách nhằm không để cho em trai duy nhất còn lại của mình bị đẩy vào cửa tử ngay cả khi Thục Hán diệt vong.
Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi vào bối cảnh quần hùng tranh bá lúc bấy giờ, việc một gia tộc tiếng tăm có thể lưu lại người kế nghiệp vốn đã là điều vô cùng trọng yếu.
Nhìn lại gia tộc của những nhân vật nổi danh như Gia Cát Lượng hay Quan Vũ, không khó để nhận thấy họ đều bị đẩy vào cảnh tuyệt hậu vì nhiều lý do khác nhau.
Do đó mà xét trên một góc độ tích cực mà nói, việc Trương Thiệu quy hàng ít nhiều cũng có thể lưu lại cho dòng họ của Trương Phi một người kế nghiệp.
Chỉ tiếc rằng, lựa chọn của ông chẳng những không hề đem tới vinh hiển mà ngược lại còn trở thành vết đen của gia tộc họ Trương từ sớm đã nổi danh trung thành với nhà Thục Hán…
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người Việt Nam duy nhất được xem là triết gia: Thế giới nể trọng, tên được đặt cho 1 con đường ở TP.HCM
Loại gỗ có giá trị gấp 10 lần vàng, 1 cây cũng có giá hơn 350 tỷ nhưng không ai dám trồng, lý do là gì?
Trường THPT chuyên lâu đời nhất Việt Nam: Nhiều lãnh đạo từng học, là niềm hãnh diện của cả đất nước
Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
Mổ ‘xác ướp người ngoài hành tinh’, các nhà khoa học phát hiện ra 1 bí mật gây 'sốc'
Khúc gỗ đen xì có giá hơn cả 'nghìn lượng vàng', tại sao lại đắt như vậy?