5 mưu sĩ tài ba nhất thời Tam Quốc: Gia Cát Lượng chỉ đứng thứ hai, vậy ai xứng đáng là người xếp thứ nhất?
5 nhân vật thần cơ diệu toán khiến Tư Mã Ý phải ‘khiếp sợ’, Gia Cát Lượng chỉ đứng ở vị trí thứ 3 / 3 điều học hỏi từ Tư Mã Ý, nhớ kĩ sẽ giúp bạn "lộng hành" nơi làm việc
Vào cuối thời Đông Hán, triều đình dần dần rơi vào tay của thế lực các nơi, quần hùng khắp nơi nổi dậy, thảo phạt lẫn nhau, chỉ có ba người Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền trổ hết tài năng cuối cùng hình thành nên thế cục Tam quốc đỉnh lập.
Trong mỗi trận chiến chinh, đều không thể thiếu đi vai trò của những vị quân sư tài ba, lập mưu hiến kế. Họ là những người thêm những màu sắc huyền bí vào những cuộc chiến tanh máu. Vậy trong những vị quân sư ấy, ai là người xứng đáng trở thành năm người tài giỏi nhất?
Bàng Thống
Thủy Kính tiên sinh Tư Mã Huy đã từng nói với Lưu Bị "Ngọa Long, Phượng Sồ, được một trong hai, có thể an định thiên hạ". Có thể thấy rằng, về mặt mưu kế sách lược, cả Gia Cát và Bàng Thống đều có tài ngang nhau.
Trong trận Xích Bích, may nhờ có Bàng Thống hiến liên hoàn kế, khiến cho Tào Tháo dùng xích sắt nối các chiến thuyền lại với nhau, giúp cho phe Tôn-Lưu thừa cơ tấn công, đánh lui hơn trăm vạn đại quân của Tào Tháo, quyết định cục diện thiên hạ chia thành ba nước lúc bấy giờ.
Bàng Thống không những tinh thông thuật trị quốc còn giỏi dẫn binh đánh trận, chỉ tiếc rằng anh tài mất sớm, tử trận tại gò Lạc Phượng, khi ấy ông vẫn chưa giúp Lưu Bị dẫn quân vào Hoa Hạ, trở thành một điều tiếc nuối.
Hình ảnh nhân vật Bàng Thống trên phim.
Quách Gia
Quách Gia là vị quân sư đắc lực nhất được Tào Tháo vô cùng yêu mến, ông là người hiểu biết rộng rãi, túc trí đa mưu. Có thể nói, tài dùng binh như thần của Tào Tháo có được là nhờ có một phần đóng góp quan trọng của Quách Gia luôn bày mưu nghĩ kế. Theo cách nói của Tào Tháo, ấy chính là: "Bình định thiên hạ, là công của người hiến kế!"
Tư Mã Ý
Tư Mã Ý tự Trọng Đạt. Ông xuất thân trong một gia đình có tiếng, từng theo giúp Tào Tháo bình định thiên hạ, sau lại phò tá bốn vị Hoàng đế nhà Ngụy, giúp Tào Tháo lập nên không ít chiến công.
Cả đời của Tư Mã Ý luôn tranh cao thấp với Gia Cát Lượng, dù Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là kẻ thù nhưng cũng có thể coi như tri kỷ của nhau.
Khi hai bên giao tranh, ngươi đến ta đi, cứ như vậy tuần hoàn, không ai làm gì được nhau. Trận chiến cuối cùng giữa hai người là tại đồng bằng Ngũ Trượng. Bởi vì Gia Cát Lượng ốm bệnh mà chết nên Tư Mã Ý được coi là người chiến thắng cuối cùng.
Gia Cát Lượng
Gia Cát Lượng tự Khổng Minh, được người đời xưng tụng là Ngọa Long tiên sinh. Ban đầu, ông vốn muốn cả đời ẩn cư Nam Dương, sống cuộc đời nhàn nhã nhưng Lưu Bị ba lần đến bái kiến tại nhà tranh đã khiến Gia Cát Lượng cảm động, quyết định xuống núi trợ giúp Lưu Bị.
Hình ảnh nhân vật Gia Cát Lượng trên phim.
Cuộc đời của Gia Cát Lượng là một câu truyện truyền kỳ, đầu tiên, ông giúp Lưu Bị khôi phục lại đội quân tàn dư, giúp Lưu Bị chia ba thiên hạ với Tào Tháo và Tôn Quyền.
Gia Cát Lượng là người am hiểu thiên văn, biết xem phong thủy, bản thân lại nghiên cứu trận pháp. Giống như chúng ta thường nói, Gia Cát Lượng mượn gió Đông. Hơn thế ông còn nghĩ ra trận pháp Kỳ môn Bát quái trận, một mình Gia Cát Lượng dọa lui mười vạn đại quân của Tư Mã Ý. Đó đều là những điển tích về Gia Cát Lượng.
Sau khi chết, Lưu Bị đem con trai mình là Lưu Thiện gửi gắm cho Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng vì muốn hoàn thành tâm nguyện của Lưu Bị, đã dẫn quân thu phục Nam man Mạch Hoạch, ổn định thế lực hậu phương của mình.
Sau này khi Gia Cát Lượng dẫn quân chinh phạt Ngụy quốc có viết cho Lưu Thiện bản "Xuất sư biểu" vẫn còn được lưu truyền đến ngày nay.
Nhưng cuối cùng, vì lao lực quá sức, Gia Cát Lượng mắc bệnh qua đời tại Ngũ Trượng nguyên. Dù rằng sau khi qua đời, Gia Cát Lượng chỉ dùng một khúc gỗ đẽo chân dung mình, đặt ở trên xe nhưng cũng đã có thể dọa cho Tư Mã Ý không dám dẫn quân đuổi theo. Thế mới thấy, Gia Cát Lượng cả đời tài giỏi xuất sắc bậc nào!
Giả Hủ
Trong thời Tam quốc loạn lạc, Giả Hủ đã từng nhiều lần đổi chủ nhưng cuối cùng lại phò tá cho nhà Ngụy, ông cũng là người khiến Tào Tháo quyết định lập Tào Phi làm người kế vị.
Điều khiến hậu thế kinh ngạc là, dù Giả Hủ có trí tuệ mưu lược hơn người, nhưng lại không chết dưới tay của Tào Tháo đa nghi, không chỉ giúp bản thân an hưởng đến cuối đời còn bảo vệ an toàn cho cả nhà, điều ấy đã cho thấy tài năng hơn người của ông, xứng đáng là người đứng đầu danh sách này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
200 năm sau khi bị chôn nhầm vì ngất xỉu lúc sinh con, cảnh tượng bên trong quan tài của người phụ nữ khiến hậu thế bàng hoàng
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Sự thật cặp vợ chồng mang gỗ lăng mộ đế vương về làm tủ, khiến 4 đứa con dính lời nguyền chết thảm
Lão nông đào được khúc gỗ kì dị, tưởng gỗ quý sắp phát tài nào ngờ con trai vừa thấy đã báo cảnh sát
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?