Khám phá

Trương Vô Kỵ dù có Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi 2 người này!

Xét về chưởng lực, Trương Vô Kỵ dù mạnh nhưng không có cửa để đọ lại với 2 cao thủ này.

CLIP: Sư tử con loạng choạng theo mẹ sau khi bị rắn độc cắn / Lý do vẫn chưa thấy mộ Gia Cát Lượng - nhà chính trị kiệt xuất lịch sử Trung Quốc sau gần 2000 năm

Trương Vô Kỵ là tên của một nhân vật nam chính trong bộ tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký của nhà văn Kim Dung. Ỷ Thiên Đồ Long Ký là phần cuối trong bộ tiểu thuyết Xạ Điêu Tam Bộ Khúc. Trương Vô Kỵ là "kết quả" của mối tình chính-tà giữa đệ tử Võ Đang Trương Thúy Sơn và Tử Vi đường chủ của Thiên Ưng Giáo Ân Tố Tố. Nhờ may mắn, chàng tình cờ học được Cửu dương thần công. Với hiểu biết về y lý, anh luyện đến tầng thứ 7 tâm pháp thượng thừa Càn khôn đại na di của Minh Giáo.

>> Xem thêm: Triệu Vân 2 lần cứu sống con trai Lưu Bị, vì sao hơn 30 năm sau khi qua đời mới được phong hầu?

Thậm chí, còn được Trương Tam Phong truyền dạy Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm. Sau này, nhờ đoạt được Thánh hỏa lệnh của Minh giáo Ba Tư, Trương Vô Kỵ còn học thêm các môn võ có trong này. Nhờ trình độ võ công thượng thừa, Trương Vô Kỵ trở thành đệ nhất cao thủ đương thời và còn được suy tôn làm Minh chủ võ lâm, thống lĩnh quần hùng.

>> Xem thêm: Thăm lại Cố cung, Phổ Nghi chỉ vào chiếc bình hoa và nói một câu kỳ lạ khiến ai cũng lắc đầu ngán ngẩm

Trương Vô Kỵ dù có Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi 2 người này! - Ảnh 1.

Trương Vô Kỵ nhờ có võ công thượng thừa được suy tôn là Minh chủ võ lâm. (Ảnh: Sohu)

Nhiều độc giả cho rằng, các môn võ mà Trương Vô Kỵ học đều là mạnh nhất Ỷ thiên Đồ long ký. Thế nhưng, có học giả lại nêu ý kiến rằng Trương Vô Kỵ tuy nắm trong tay Cửu Dương Thân Công lại có Càn khôn đại na di vẫn không thể đánh thắng nội lực của Tiêu Phong và Dương Quá. Vì sao vậy?

>> Xem thêm: Loạt ảnh hiếm về thời nhà Thanh qua ống kính nhiếp ảnh gia đầu tiên mở studio chụp hình ở Thượng Hải

Tiêu Phong

Trên trang Sohu, một chủ đề so sánh về võ công của 3 cao thủ này đã được lập ra. Trước hết hãy cùng nói về Tiêu Phong và tuyệt chiêu Hàng long thập bát chưởng. Tiêu Phong đặc biệt phù hợp với môn võ công này và phát huy nó đến cảnh giới tối đa.

>> Xem thêm: Vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử bị sủng phi lấy chăn đè ngạt thở chỉ vì lỡ miệng chê nàng già

 

Hàng long thập bát chưởng là môn võ công chí dương chí cương trong thiên hạ, uy lực tuyệt luân, có khả năng hàng long phục hổ. Đúng như tên gọi của nó, Hàng long thập bát chưởng là bộ chưởng pháp với 18 chiêu thức ứng với các quẻ trong kinh dịch. Tiêu Phong từng sử dụng Hàng long thập bát chưởng tung hoành giữa thiên binh vạn mã nước Đại Liêu, bắt sống vua Liêu là Gia Luật Hồng Cơ. Sau đó, trong trận chiến tại Thiếu Lâm Tự, Tiêu Phong đã giải cứu A Tử trong tay của Tinh Túc lão quái chỉ trong 3 chiêu, điều mà quần hùng trên Thiếu Lâm không ai làm được. Ngoài ra, trong 3 chiêu, Tiêu Phong đã đẩy lùi cùng lúc Tinh Túc lão quái, Cô Tô Mộ Dung Phục và Du Thản Chi.

>> Xem thêm: Lý do vẫn chưa thấy mộ Gia Cát Lượng - nhà chính trị kiệt xuất lịch sử Trung Quốc sau gần 2.000 năm

Trương Vô Kỵ dù có Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi 2 người này! - Ảnh 2.

Chưởng lực của Tiêu Phong có thể bắn xa tới mười mấy trượng, hơn nữa vô cùng hùng mạnh. (Ảnh: Sohu)

Trong một lần đụng độ với Đinh Xuân Thu, Tiêu Phong đã đánh ra chiêu Kháng long hữu hối. Theo miêu tả, khi chàng ra chiêu còn cách Đinh Xuân Thu đến 15, 16 trượng, chưởng đánh ra thì hai người chỉ còn cách nhau 7, 8 trượng. Võ thuật trong thiên hạ, dù chưởng lực có hùng mạnh bậc nào cũng không thể đánh ra ngoài 5 trượng.Đinh Xuân Thu chưởng của Tiêu Phong vừa đánh xa thì thân hình đã tiến đến chỉ còn ba bốn trượng. Lại tiếp theo một chiêu Kháng Long Hữu Hối nữa, chưởng đè lên chưởng trước 2 luồng chưởng lực cùng ập tới 1 lúc chẳng khác gì bào sơn đảo hải. Qua đây có thể thấy chưởng lực của Tiêu Phong có thể bắn xa tới mười mấy trượng, hơn nữa vô cùng hùng mạnh.

 

Dương Quá

Dương Quálà nhân vật nam chính trong tiểu thuyếtThần Điêu Hiệp Lữcủa nhà vănKim Dung. Võ công củaDương Quákhá hỗn tạp gồmNgọc Nữ Tâm Kinh,Toàn Chân Kiếm Pháp,Cáp Mô Công,Nghịch Hành Kinh Mạch,Đả Cẩu Bổng Pháp, Cửu Âm Chân Kinh,Đạn Chỉ Thần Thông,Ngọc Tiêu Kiếm Pháptất cả đều đạt đến cảnh giới tối cao.

Trương Vô Kỵ dù có Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi 2 người này! - Ảnh 3.

Dương Quá là cao thủ thượng thừa có thể sử dụng nhiều môn võ. (Ảnh: Sohu)

Dương Quá được Nhất Đăng đại sư -Đoàn Trí Hưngđánh giá là người có nội công sung mãn và cương mãnh bậc nhất, đương thời không một ai có thể sánh được. Ngay đến bản thân ông dẫu tu luyện võ công Phật môn từ bé, lại được truyền thụTiên Thiên Côngvà Phạn văn trongCửu Âm Chân Kinh, nội công bản thân sánh ngang với Giác Viễn vàQuách Tĩnhcũng phải tự nhận thời khỏe mạnh nhất cũng còn kém xa. Ngoài ra, Dương Quá là người duy nhất có thể đối chưởng vớiLong Tượng Bàn Nhược CôngcủaKim Luân Pháp Vươngtrong khi Nhất Đăng đại sư và Châu Bá Thông chỉ có thể né hoặc tránh đòn. Trong khi giao chiếnDương Quácó thể phối hợp các môn võ công một cách hài hòa và ứng biến rất nhanh nên trong các trận chiến hầu như chàng không gặp thất bại nào.

 

Ngoài ra, Dương Quá sau khi luyện thành kiếm gỗ đã đạt đến kỹ thuật thượng thừa. Đứng bên bờ biển, Dương Quá đón sóng mà đâm, kình phong do kiếm tạo nên đã ngang với sóng lớn từ trên cao đổ xuống. Thần Điêu tuy có lực đạo kinh hồn cũng đã không chịu nổi vài ba chiêu thức của thanh kiếm gỗ. Như vậy, chưởng lực của Dương Quá lúc này đã đạt tới cảnh giới cao nhất.

Trương Vô Kỵ

Khi còn nhỏ Trương Vô Kỵ đã trúng Huyền minh thần chưởng dù đượcTrương Tam Phongdùng nội lực bảo hộ và được thần yHồ Thanh Ngưuchữa trị nhưng vẫn không thể hóa giải được.

Trương Vô Kỵ dù có Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi 2 người này! - Ảnh 4.

Trương Vô Kỵ khó lòng đọ nổi chưởng lực với Tiêu Phong và Dương Quá. (Ảnh: Sohu)

 

Tại đại hội võ lâm ở trên núi Võ Đang, Trương Vô Kỵ sau khi đánh bại A Nhị, A Đại và A Tam đã ép Triệu Mẫn phải giao ra Hắc Ngọc Đoạn Tục Cao. Chàng phóng mình tới, giơ tay chộp vào đầu vai Triệu Mẫn. Tay Trương Vô Kỵ còn cách người của Triệu Mẫn chừng một thước, bỗng thấy có hai luồng chưởng phong vô thành vô tức từ hai bên đánh tới, trước đó không có dấu hiệu gì. Trương Vô Kỵ giật mình kinh hãi, 4 chưởng đụng nhau, bên trong chưởng lực có một luồng hạn khí âm đọc vô tỉ, luồng hàn khí đó chính là hơi lạnh của Huyền minh thần chưởng. Người tấn công chàng là hai ông già cao gầy. Dó chính là Dương Tiêu và Vi Nhất Tiếu. Hai người ra hai chưởng thi Trương Vô Kỵ đỡ được, hai ông lão cũng lảo đảo.

Qua đoạn mô tả này, chưởng lực của Trương Vô Kỵ chỉ nhỉnh hơn của Dương Tiêu và Vi Nhất Tiếu một chút. Chưởng lực của chàng chỉ đánh được tầm gần, không thể đánh được tầm xa. Chính Trương Vô Kỵ cũng chỉ đánh hòa Tam Độ mà không thể đánh thắng.Hơn nữa, những nhân vật này vốn chỉ là cao thủ tầm trung trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung. Từ đây, có thể thấy, Trương Vô Kỵ dù có đủ Cửu dương thần công, Càn khôn đại na di lẫn Thái cực quyền vẫn không đọ nổi Tiêu Phong, Dương Quá.

- Video: Khám phá Nhạn Môn Quan - cửa ải chỉ chim nhạn mới bay qua được. Nguồn: CCTV.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm