Khám phá

Truyền kỳ “tam phụ chi loạn” và bí mật vì sao nước Tần lại có nhiều minh quân như thế?

Một truyền thống được lưu truyền trong suốt 685 năm trải qua 33 đời quân vương ở nước Tần, điều mà các nước chư hầu Trung Nguyên không bao giờ dám nghĩ tới. Đó chính là: trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, chỉ chọn người hiền tài làm trụ cột gia tộc.

Giải "thần chú" giúp đội quân Tần Thủy Hoàng bất khả chiến bại / Hàn Quốc bác tin đồn về sức khỏe của ông Kim Jong-un

Thời Trung Quốc cổ đại, Nhà Tần bắt nguồn từ biên giới Tây Bắc, nhưng tại sao họ có thể đánh bại các nước chư hầu ở Trung Nguyên và thống nhất thiên hạ. Có rất nhiều lý do, nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là vì nhà Tần có rất nhiều vị minh quân.

Từ thời xa xưa, trước Tần Mục Công, còn có Tần Tương Công, Tần Văn Công, Tần hiến Công, Tần Võ Công… Tất cả những con người này đều là những vị minh quân giỏi giang. Sau Tần Mục Công, trải qua một quãng thời gian cung đấu ngắn, đặc biệt là sau thời phụ tử Tần Hiến Công và Tần Hiếu Công, nước Tần gần như không có vị hôn quân nào. Trong số đó có Tần Huệ Văn Vương, Tần Trang Tương Vương cho tới Tần Thủy hoàng, bao gồm cả vị hoàng đế tại vị trong thời gian ngắn nhất là Tần Võ Vương, Tần Hiếu Văn Vương… tất cả những vị vua này đều lập nên những thành tích đáng nể.

Theo tính toán, nhà Tần từ thời Tần Phi Tử lập quốc, cho tới thời Tần Tử Anh diệt vong, tổng cộng tồn tại trong 685 năm, lập ra 33 đời quân vương. Trong đó chỉ có khoảng 5-6 vị hôn quân là Tần Xuất Tử, Tần Lệ Cộng Công , Tần Táo Công, Tần Linh Công… So với các nước chư hầu ở Trung Nguyên, thì tỉ lệ này là quá thấp.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tác giả trong bài viết “Nước Tần đã từng xảy ra một chuyện kỳ lại, cho tới bây giờ vẫn chưa có ai biết vì sao?”, đã từng đề cập: Thời vị vua thứ 13 là Tần Võ Công trị vì đất nước, nhà Tần đã từng xảy ra “tam phụ chi loạn” trong một thời gian ngắn (tam phụ ý chỉ dưỡng phụ, trọng phụ và giả phụ của hoàng đế).

Tam phụ lập phe, nắm triều chính, ngầm giúp vua trẻ lên ngôi, suýt đưa nước Tần tới bờ vực sụp đổ. Tần Võ Công nhẫn nhịn 3 năm mới tìm được cách dẹp loạn, đưa nước Tần trở lại quỹ đạo phát triển bình thường.

Có thể vì “tam phụ chi loạn”đã gây ấn tượng sâu sắc đối với Tần Võ Công và người nhà Tần, bởi vậy từ sau Tần Võ Công, người Tần liền duy trì một truyền thống vô cùng khác biệt, cho tới khi Tần Mục Công đoạn vị. Và truyền thống này, là điều mà các nước chư hầu Trung Nguyên không bao giờ dám nghĩ tới. Đó chính là: trong môi trường tự nhiên khắc nghiệt, chỉ chọn người hiền tài làm trụ cột gia tộc.

 

truyen ky “tam phu chi loan” va bi mat vi sao nuoc tan lai co nhieu minh quan nhu the? hinh anh 2

Ranh giới nước Tần khi đó phía sau là Tây Nhung, phía trước là các nước chư hầu Trung Nguyên, tình cảnh cũng vô cùng nguy hiểm.

Trên cơ sở truyền thống của nhà Tần, Tần Võ Công sau khi qua đời, đã không truyền ngôi vị cho con trai Doanh Bạch, mà truyền cho em trai ruột là Tần Đức Công. Tần Đức Công tại vị 2 năm, sau đó truyền ngôi cho con trai cả là Tần Tuyên Công.

Tần Tuyên Công kế vị được 12 năm. Ông có 9 người con trai, nhưng sau khi ông mất, không một người con nào được kế vị. Ông truyền ngôi cho em trai ruột thứ hai của mình là Tần Thành Công. Tần Thành Công tại vị 4 năm, có 4 người con trai, nhưng sau khi mất không để một người con trai nào kế vị, mà truyền ngôi cho em trai thứ ba trong gia đình. Người em trai này là Doanh Nhậm Hảo, chính là Tần Mục Công nổi tiếng trong lịch sử.

 

Nước Tần dưới thời trị vì của Tần Mục Công mới trở thành bá chủ phương Tây, nhảy lên hàng ngũ các cường quốc bậc nhất, khiến các nước chư hầu Trung Nguyên không dám xem thường. Có thể thấy truyền thống nối ngôi của người Tần khi đó nằm gọn trong 4 chữ: Huynh trung đệ cập.

truyen ky “tam phu chi loan” va bi mat vi sao nuoc tan lai co nhieu minh quan nhu the? hinh anh 3

Với truyền thống này, nhà Tần chưa từng xảy ra chuyện cốt nhục tương tàn vì tranh đấu ngôi vị. Tất cả các đời vua trước đều vì tương lai nhà Tần mà tâm cam tình nguyện truyền vị lại cho anh em hiền tài của mình. Và nhà Tần đã phát triển lâu như thế theo cách này.

Dưới góc nhìn của các nước chư hầu trung nguyên, họ cho rằng người nhà Tần xưa là dã man. Trong khi hãy nhìn lịch sử phát triển của họ dưới thời hoàng thất tranh quyền đoạt vị.

 

Đầu tiền là nước Lỗ với Công Tử Huy giết Lỗ Ẩn Công, nước Tề có Quản Chí Phụ giết Tề Tương Công, thời Trịnh có Cao Cừ Phu giết Trịnh Chiêu Công. Thời nhà Tấn cũng trải qua trong hơn 70 năm hoàng tộc tranh đấu. Thậm chí sau này tới thời nhà Chu cũng nảy sinh hỗn loạn. Nước Tề còn từng chứng kiến màn tranh quyền đoạt vị giữa sáu người con trai của Tề Hằng Công. Thời Tấn còn có Lệ Cơ loạn chính ( Lệ Cơ bày mưu giết thái tử Cơ Thân Sinh của Tấn hiến công để con mình được kế vị).

Có thể thấy ở các nước chư hầu Trung Nguyên khi đó, việc “thích quân loạn chính” ( giết vua đoạt ngôi) là một hành động thường xuyên xảy ra. Còn người nhà Tần xưa kia huynh đệ tề tâm, âm thầm phát triển trong môi trường khắc nghiệt khi đó. Họ vì tránh việc quyền thần tham dự triều chính, hoàng tộc tranh đấu, các vị vua đời trước đã bỏ qua con trai mình để truyền ngôi cho huynh đệ trong nhiều năm liền. Đó có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến nhà Tần phát triển mạnh như vậy thời cổ đại.

Theo S.S/Dân Việt
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm